Mắt hôm nay

Chỉ nhìn nhau cũng lây bệnh đau mắt đỏ?

Khi một người bị đau mắt đỏ, những người xung quanh thường nhắc nhở nhau: “Đừng có nhìn anh ta/chị ta kẻo lây đau mắt đấy”.
>> TƯ VẤN TÂM LÝ - KHÁM BỆNH MIỄN PHÍ TẠI AloBacsi.vn 

Quả thật, nhiều người không bắt tay, không dùng chung khăn hay đồ đạc… với người đau mắt đỏ mà sau đó vẫn mắc bệnh. Vì thế, họ càng tin vào chuyện lây bệnh mắt đỏ chỉ qua… cái nhìn. Thực hư điều này ra sao?

Quan hệ T*nh d*c cũng lây… đau mắt

BS Hoàng Cương, BV mắt Trung ương, khẳng định không có chuyện bị lây đau mắt đỏ - tức bệnh viêm kết mạc - vì lỡ nhìn bệnh nhân. Tuy nhiên, rất nhiều người có cảm tưởng như vậy bởi họ nghĩ mình không tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Nguyên nhân cũng vì đau mắt đỏ quá dễ lây và đường lây quá phong phú, nên nhiều khi khó kiểm soát nguồn lây. Virus adeno – tác nhân gây bệnh – có thể truyền qua tiếp xúc (tay – mắt), qua đường hô hấp và thậm chí cả… quan hệ T*nh d*c.

Vì thế, khi một người trong công sở bị đau mắt đỏ, các đồng nghiệp trong phòng tuy tránh chạm vào anh ta, tránh trò chuyện quá gần để nước bọt khỏi bắn vào mắt… Nhưng sau đó họ vẫn có thể lây do virus từ hơi thở bệnh nhân phát tán vào không khí; hoặc tay người bệnh dụi mắt rồi chạm vào bàn phím máy tính, vào điện thoại bàn, điều khiển điều hòa, tay nắm cửa, bảng điều khiển thang máy…, nơi mà các đồng nghiệp sau đó cũng chạm vào.  Bạn không chỉ lây bệnh viêm kết mạc từ những người có đôi mắt đỏ quạch. Ngay trong thời kỳ ủ bệnh, virus adeno đã có thể phát tán. Và cả khi mắt đã khỏi, bệnh nhân vẫn có thể lây cho người khác trong vòng một tuần nữa. Như vậy, một người bị đau mắt đỏ có thể là nguồn lây trong vòng gần 20 ngày, thậm chí lâu hơn nếu họ đau mắt kéo dài. Và tình trạng truyền virus khi bệnh chưa phát hoặc đã khỏi khiến rất nhiều người bị đau mắt đỏ mà không thể biết mình lây từ đâu.

Lành tính, nhưng cũng nhiều biến chứng

Bệnh đau mắt đỏ có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và thời tiết, nhưng thường rộ lên trong mùa nắng nóng hoặc chuyển mùa, khi môi trường thuận lợi cho sự sinh sôi của virus và con người mệt mỏi, sức đề kháng suy giảm.

Những triệu chứng đầu tiên là sốt nhẹ, mệt mỏi, có thể ho, mắt nóng rát, rồi cộm xốn, nhìn mờ, mi mắt hơi sưng. Sau đó, một bên mắt đỏ lên, nhiều dử, chảy nước mắt. Tình trạng tương tự xảy ra ở mắt bên kia sau 3 – 5 ngày, mức độ đau ở hai bên có thể không bằng nhau.

Đây là bệnh lành tính và có xu hướng tự khỏi sau 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, nhiều người bị đau mắt đỏ kéo dài đến 15 – 20 ngày. Bệnh khỏi lâu hay mau còn tùy vào khả năng miễn dịch, vệ sinh, ăn uống, có bội nhiễm hay không. Tỷ lệ biến chứng khá cao, đến 20%. Các biến chứng có thể rất nguy hiểm như  viêm giác mạc, loét giác mạc, khô mắt, giảm thị lực, viêm màng bồ đào…

Đã đau mắt, đừng đi làm

Đau mắt đỏ do virus gây ra nên không có Thu*c điều trị đặc hiệu. Ngoài việc dùng Thu*c do bác sĩ kê đơn, người bệnh cần thường xuyên nhỏ nước muối S*nh l*, ăn uống hợp lý, bổ sung vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng, tránh dụi mắt tối đa.

Tuyệt đối không tự ý mua Thu*c về nhỏ vì nhiều loại Thu*c có thể gây tổn thương mắt nghiêm trọng nếu không dùng đúng chỉ định. Việc xông mắt bằng lá trầu hay các loại lá nhiều tinh dầu cũng được các bác sĩ khuyến cáo không nên thực hiện.

Để hạn chế lây lan, bệnh nhân cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đeo kính và khẩu trang. Không dùng chung khăn, chậu rửa mặt, gối…, hạn chế chạm vào đồ vật trong nhà. Khi đã bị đau mắt đỏ, tốt nhất là nghỉ học, nghỉ làm, nếu không có việc gì thật cần thiết thì không nên ra nơi công cộng. Nên giữ gìn như vậy cả khi đã khỏi đau mắt, trong vòng một tuần.

Những người từng tiếp xúc với bệnh nhân đau mắt đỏ, hoặc trong gia đình, cơ quan có người mắc thì nên tự phòng bệnh bằng việc tránh tiếp xúc, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nhỏ nước muối S*nh l*. Nếu có dấu hiệu đáng ngờ như cộm, xốn mắt, mắt nhiều dử, chảy nước mắt…, cần sớm đến bác sĩ.

Bác sĩ Hoàng Cương cũng cho biết, sau khi khỏi đau mắt đỏ, cơ thể bạn sẽ có miễn dịch với bệnh này, nhưng chỉ trong khoảng 2 tháng. Vì vậy, nếu không biết giữ gìn thì chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi bạn bị đau mắt đến vài lần chỉ trong một mùa hè.

 AloBacsi.vnTheo Báo Đất Việt

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/chi-nhin-nhau-cung-lay-benh-dau-mat-do-n40954.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong điều trị sỏi thận thường có 3 phương pháp được dùng: Điều trị nội khoa, điều trị bằng phương pháp ít sang chấn, phẫu thuật.
  • Gần đây tôi cảm thấy mệt mỏi và ăn uống kém, đi khám lại và được chẩn đoán là u hạt vàng thận. Sau điều trị tạm thời ổn định.
  • Chị tôi bị loét dạ dày điều trị đã ổn định. Gần đây đi khám chẩn đoán ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Xin hỏi Mangyte, ung thư có mầm mống trước đó hay do loét thành ung thư?
  • Bà Nguyễn T. H. (61 tuổi, phố Phùng Hưng, Đan Phượng, Hà Nội) Tu vong một thời gian sau phẫu thuật cắt bỏ ¾ dạ dày vì có khối u to bằng quả trứng.
  • Triệu chứng viêm ruột thừa đối với trẻ nhỏ, dấu hiệu nhận biết viêm ruột thừa khá đặc trưng: đau bụng.
  • Việt Nam đang là nước phát triển có tần suất cao về các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là các nhóm bệnh về gan và một số bệnh về tiêu hóa có liên quan đến HP.
  • Theo Đông y, đau mắt đỏ chủ yếu do cảm nhiễm độc khí lưu hành trên một diện rộng, hiệp với thấp nhiệt phối hợp với nhau mà gây bệnh. Biểu hiện của bệnh là lúc đầu thấy ngứa, cộm, chảy nước mắt, đây là lúc độc phong tà xâm nhập tại chỗ mà gây ra, sau đó nhanh chóng sưng là quá trình chính khí và tà khí giao tranh nên mắt đau, nhiều dử. Sau đây là một số bài Thu*c đơn giản trị bệnh này, bạn đọc có thể tham khảo áp dụng.
  • Đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc cấp (nguyên nhân do virut là chủ yếu), có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi, thường hay gặp vào mùa hè. Bệnh lây lan trong cộng đồng, tạo nên dịch viêm kết mạc cấp. Theo y học cổ truyền, đau mắt đỏ gọi là hồng nhãn, hỏa nhãn. Nguyên nhân do cảm nhiễm độc khí lưu hành trên diện rộng hiệp với thấp nhiệt gây nên. Dưới đây là bài Thuốc theo từng thể bệnh.
  • Viêm kết mạc, (đau mắt đỏ), là bệnh lý thường gặp của mắt. Bệnh thường dễ lây lan và tạo thành dịch, nếu không được điều trị và phòng ngừa đúng cách.
  • Vi trùng có thể nhân lên dễ dàng. Các dụng cụ làm sạch, chẳng hạn như các loại khăn hoặc giẻ lau sàn, luôn có mầm bệnh và chúng sẽ lây lan vi trùng qua các bề mặt khác
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY