Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Chia sẻ kinh nghiệm đưa tin về bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái

Ngày 16/12, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) cùng Đài Tiếng nói Việt Nam đã phối hợp tổ chức tọa đàm “Chia sẻ kinh nghiệm đưa tin về bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái”.

Tọa đàm nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết về vấn đề “bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái” thông qua các phương tiện truyền thông; hướng dẫn cho các chuyên gia truyền thông về cách báo cáo các vấn đề về bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái; tìm cách thúc đẩy bình đẳng giới thông qua các phương tiện truyền thông bằng cách thu hút sự tham gia của các cơ quan Chính phủ và các cơ quan truyền thông quốc gia quan trọng của Việt Nam.

Tại hội thảo, UNESCO đã giới thiệu tới các nhà báo, phóng viên phiên bản tiếng Việt của cuốn “Cẩm nang đưa tin về bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái” do UNESCO xuất bản.

Đây là một nguồn tư liệu hữu ích, hỗ trợ thiết thực dành cho các nhà báo, phóng viên, chuyên gia, giảng viên và sinh viên báo chí truyền thông trên toàn thế giới khi đưa tin về vấn đề bạo lực giới.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/chia-se-kinh-nghiem-dua-tin-ve-bao-luc-doi-voi-phu-nu-va-tre-em-gai-5675502.html)

Tin cùng nội dung

  • Bạo lực và lạm dụng đối với phụ nữ là một trong những vi phạm quyền con người phổ biến nhất, ảnh hưởng đến cuộc sống của 1/3 phụ nữ trên toàn thế giới.
  • Một số nghiên cứu quốc gia cho thấy gần 70% phụ nữ từng bị bạo lực thể chất hoặc bạo lực T*nh d*c trong đời, đa số là do chồng hoặc bạn tình. Ước tính cứ 5 trẻ em gái thì có một em từng bị lạm dụng; ở một số nước, tỷ lệ này có thể lên đến 1 trên 3 trẻ em gái.
  • Trong một bước tiến lớn chống lại bạo lực gia đình, bà Theresa May khi còn là Bộ trưởng nội vụ, đã thông báo rằng có một hành vi lạm dụng mới trong gia đình gọi là hành động cưỡng ép và kiểm soát và có thể bị phạt đến năm năm tù giam cùng một khoản tiền phạt.
  • Khi nào “V*ng k*n” gặp vấn đề sức khỏe và làm thế nào để bảo vệ bộ phận quan trọng này của người phụ nữ, là vấn đề được rất nhiều chị em quan tâm.
  • Đây là thông tin được công bố tại Ngày hội chung tay hành động giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) với chủ đề “Không phân biệt giới, Không lựa chọn giới tính thai nhi” do Bộ Y tế...
  • Theo số liệu thống kê mới nhất, chỉ số bình đẳng giới của Việt Nam xếp thứ 3 trong nhóm các quốc gia Đông Nam Á và xếp thứ 43 trên thế giới.
  • Sau khi ly hôn, chồng cũ bỗng trở nên tử tế với mẹ con em. Em đã rất xúc động và tái hợp nhưng mọi chuyện lại tồi tệ hơn cả ngày trước.
  • Tình trạng bạo lực ở giới trẻ, gây không ít quan ngại cho các bậc phụ huynh và cộng đồng. Những trận ức hiếp bạn trang lứa ngày càng nhiều, và hình thức gây hấn cũng càng nham hiểm và nguy hại hơn. Vì sao những thanh thiếu niên này lại chọn gây hấn, thay vì ôn hòa và thù ghét, thay vì tử tế?
  • Có tới 87% phụ nữ và trẻ em gái được hỏi khẳng định đã từng bị quấy rối T*nh d*c nơi công cộng; 89% nam giới và những người chứng kiến đã thấy các hành vi này.
  • Bạo lực với bạn tình hoặc trẻ em là một tội ác. Theo CDC, 1/4 phụ nữ và 1/9 nam giới ở Mỹ là nạn nhân của bạo lực gia đình ít nhất 1 lần trong đời. Lạm dụng có thể xảy không phân biệt tuổi tác, chủng tộc, mức thu nhập hay tôn giáo. Những người bị hại không phải là nguyên nhân của bạo lực. Rượu và các loại Thu*c gây nghiện không trực tiếp gây ra sự lạm dụng mặc dù chúng có thể làm tình hình tệ hơn. Hãy tìm nơi trú ẩn khẩn cấp và tìm người hỗ trợ kịp thời.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY