Đảo bạch long vĩ (đuôi rồng trắng) là hòn đảo đồng thời là huyện thuộc thành phố hải phòng, việt nam. ảnh: diem dang dung.
Đây là đảo xa bờ nhất trong vịnh Bắc Bộ, nằm ở khoảng giữa vịnh, cách hòn Dáu (Hải Phòng) 110 km, cách đảo Hạ Mai (Vân Đồn, Quảng Ninh) 70 km và cách mũi Đại Giác trên đảo Hải Nam (Trung Quốc) 130 km. Ảnh: Diem Dang Dung.
Đảo Bạch Long Vĩnằm trên một trong tám ngư trường lớn của vịnh, có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, an ninh - quốc phòng biển của Việt Nam ở vịnh Bắc Bộ cũng như trong phân định vịnh Bắc Bộ. Ảnh: Diem Dang Dung.
Đảo bạch long vĩ có dạng hình tam giác, dài 3 km (hướng đông bắc - tây nam), rộng 1,5 km (tây bắc - đông nam) với chu vi khoảng 6,5 km. ảnh: diem dang dung.
Đảo có diện tích khoảng 1,78 km2 ở mức triều cao nhất và khoảng 3,05 km2 ở mức triều thấp nhất. Ảnh: Diem Dang Dung.
Địa hình trên đảo là một dải đồi cao nhưng khá thoải với 62,5% diện tích đất có góc dốc dưới 5 độ. Quanh đảo là vùng bãi triều và bãi biển với diện tích khoảng 1,3 km2, chủ yếu hình thành từ thềm đá gốc bị mài mòn bởi sóng. Ảnh: Diem Dang Dung.
Có nhiều mỏm đá ngầm và rãnh ngầm sát bờ đảo. Ảnh: Diem Dang Dung.
Khí hậu của đảo có hai mùa chính: Mùa mưa diễn ra từ tháng 5 - 8 còn mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Ảnh: Diem Dang Dung.
Nhiệt độ không khí trung bình khoảng 23,3 độ C; lượng mưa trung bình năm là 1.031mm. Trung bình thì khoảng một đến hai cơn bão tràn qua đảo mỗi năm. Ảnh: Diem Dang Dung.
Một số truyền thuyết cho rằng khi người việt mới lập nước đã bị giặc ngoại xâm, ngọc hoàng sai rồng mẹ mang theo một đàn rồng con xuống hạ giới giúp người việt đánh giặc. thuyền giặc từ ngoài biển ào ạt tiến vào bờ vừa lúc đàn rồng tới hạ giới. đàn rồng lập tức phun ra lửa thiêu cháy thuyền giặc, một phần nhả châu ngọc dựng thành bức tường đá sừng sững làm cho thuyền giặc đâm phải mà vỡ tan, chặn đứng bước tiến của ngoại bang. ảnh: pham anh quang.
Sau khi giặc tan, thấy cảnh mặt đất thanh bình, cây cối tươi tốt, con người nơi đây lại cần cù, chịu khó, đoàn kết giúp đỡ nhau, Rồng Mẹ và Rồng Con không trở về trời mà ở lại hạ giới, nơi vừa diễn ra trận chiến để muôn đời bảo vệ con dân Đại Việt. Vị trí Rồng Mẹ đáp xuống là Hạ Long; nơi Rồng Con đáp xuống là Bái Tử Long và nơi đuôi đàn rồng quẫy nước trắng xoá là Bạch Long Vĩ. Ảnh: Diem Dang Dung.
Ảnh: Diem Dang Dung.
Theo Lương Ngọc/Khoa học & Phát triển
Link bài gốc Lấy link
https://khoahocphattrien.vn/anh-clip/chiem-nguong-dia-danh-rong-dep-nhat-nhi-vinh-bac-bo/2017070901555269p1c936.htmTheo Lương Ngọc/Khoa học & Phát triển
Chủ đề liên quan:
bạch long vĩ chiêm ngưỡng đảo Bạch Long Vĩ địa danh địa danh rồng nhất nhì truyền thuyết