"chúng như một chiếc máy bay chiến đấu phản lực. đôi cánh dài, nhọn và kiểu dáng đẹp mắt mang lại cho chúng nhiều tiềm năng về khí động học", tiến sĩ jesse conklin nói với guardian về kỳ tích của loài chim này.
Trước đó, các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Chim Sẻ Pūkorokoro Miranda đã bắt và gắn thẻ cho 21 con chim vào cuối năm 2019. Trong số này có 1 con chim trống được đặt tên là 4BBRW, được gắn thể vệ tinh trên lưng và các vòng trên chân.
Các nhà khoa học cho biết 4BBRW cùng 4 con chim khác rời bãi bồi ở Alaska vào ngày 16/9. Sau đó chúng tiếp tục hành trình tiến về phía nam quần đảo Aleutian rồi đến Thái Bình Dương, qua Hawaii và Fiji.
Nhóm nghiên cứu tin rằng những cơn gió mùa đông mạnh trên đường đi đã kéo dài hành trình của lũ chim và đẩy chúng về phía Australia.
Vệ tinh ghi lại hành trình dài 12.854 km, nhưng các nhà khoa học ước tính quãng đường chính xác rơi vào khoảng 12.200 km. Hành trình dài nhất trước đó được ghi nhận là 11.680 km, thuộc về một con choắt mỏ thẳng đuôi vằn.
Điều đặc biệt của những con dẽ đuôi là chúng có thể tăng gấp đôi kích thước trước 1 chuyến bay dài, nhưng cũng có thể thu nhỏ cơ quan nội tạng của mình để giảm bớt trọng tải.
Dù lũ chim vỗ cánh liên tục trong hơn 12.000 km, điều đó vẫn chưa đủ chứng minh chúng không ngủ trong suốt hành trình.
Theo các nhà khoa học, tuyến đường dọc Thái Bình Dương có chức năng như 1 hành lang sinh thái, chủ yếu là là do nó không có dịch bệnh và vắng bóng động vật ăn thịt. Tuy nhiên, các chuyên gia lo ngại biến đổi khí hậu có thể khiến nó không còn phù hợp vì tần suất và cường độ gió sẽ thay đổi.