Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Chính phủ Nhật Bản kết hợp khu vực tư nhân đẩy mạnh xuất khẩu thiết bị quốc phòng

Thủ tướng Nhật Bản trở lại bệnh viện dấy lên nỗi lo về sức khỏe

Nhật Bản mới chỉ đạt được bốn thỏa thuận kể từ khi sửa đổi quy định cấm xuất khẩu vũ khí năm 2014. Sự thay đổi đã mở ra con đường xuất khẩu trong những điều kiện nhất định, chẳng hạn như nếu thiết bị sẽ đóng góp vào hòa bình, như một cách để hỗ trợ ngành công nghiệp quốc phòng trong nước.

Không có thiết bị nào được giao trong sáu năm qua, chính phủ Nhật Bản cho rằng hoạt động chậm chạp là do thiếu kinh nghiệm trong việc tìm kiếm các kênh bán hàng do lệnh cấm xuất khẩu lâu đời. Các nhà kinh doanh và các công ty khác có hoạt động ở nước ngoài sẽ giúp cải thiện điều này.

Cơ quan phụ trách về công nghệ và hậu cần thuộc Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ chọn một công ty để tiến hành nghiên cứu thị trường vào đầu tháng tới. Một đề xuất sẽ được xây dựng dựa trên ngân sách và nhu cầu của mỗi quốc gia, với mục tiêu xác định các mặt hàng có triển vọng để xuất khẩu. Dựa trên đề xuất, chính phủ sẽ tiến hành đàm phán với bốn quốc gia bắt đầu từ mùa xuân tới.

Chính phủ Nhật hy vọng xuất khẩu trực thăng cứu hộ và thiết bị liên lạc để sử dụng trong quản lý thiên tai tới bốn quốc gia thường xuyên phải hứng chịu những thảm họa thiên nhiên như động đất và sóng thần, giống như Nhật Bản.

Nhật Bản cũng đặt mục tiêu cung cấp thiết bị quốc phòng cho các nước đang vật lộn với việc Trung Quốc xây dựng lực lượng quân sự. Sự quan tâm đến radar trên đất liền và máy bay tuần tra giữa các quốc gia có tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh ở Biển Đông, chẳng hạn như Việt Nam và Malaysia cũng gia tăng.

Một số công ty thì dè chừng hợp tác sâu rộng với chính phủ trong lĩnh vực kinh doanh quốc phòng. Nhưng chính phủ Nhật hy vọng các công ty sẽ hợp tác trong trường hợp này, với vai trò chủ yếu là gián tiếp của họ, chẳng hạn như nghiên cứu thị trường và thực tế là đẩy mạnh xuất khẩu giúp thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng của Nhật Bản.

Để xuất khẩu thiết bị quốc phòng, trước tiên Nhật Bản cần ký một thỏa thuận với nước mua. Các hiệp ước như vậy có hiệu lực với Ấn Độ vào tháng 3 năm 2016 và với Malaysia vào tháng 4 năm 2018.

Các cuộc đàm phán đang được tiến hành với Indonesia và Việt Nam, và Nhật Bản hy vọng sẽ nhanh chóng hoàn tất các hiệp định trong khi tiến hành nghiên cứu thị trường.

Mai Bùi

Mạng Y Tế
Nguồn: Công luận (https://congluan.vn/chinh-phu-nhat-ban-ket-hop-khu-vuc-tu-nhan-day-manh-xuat-khau-thiet-bi-quoc-phong-post92909.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY