Tử vi sức khỏe hôm nay

Tử vi sức khỏe

Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ mới đây đã ký ban hành Nghị định 89/2020/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam.

Theo đó, Nghị định gồm 4 Chương, 13 Điều, có hiệu lực từ 20.9.2020 và thay thế Nghị định 01/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam và hết hiệu lực một phần Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc.

Theo đó, BHXH Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHYT, tổ chức thu, chi chế độ BH thất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ: BHXH, BH thất nghiệp, BHYT; thanh tra chuyên ngành việc đóng BHXH, BH thất nghiệp, BHYT theo quy định của pháp luật.

BHXH Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về BHXH, BH thất nghiệp; của Bộ Y tế về BHYT; của Bộ Tài chính về chế độ tài chính đối với các quỹ BHXH, BH thất nghiệp, BHYT.

Về cơ cấu tổ chức, BHXH Việt Nam được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc, tập trung, thống nhất từ trung ương đến địa phương, gồm có: Ở trung ương là BHXH Việt Nam. Ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trực thuộc BHXH Việt Nam. Ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là BHXH huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trực thuộc BHXH tỉnh.

Đáng chú ý, không tổ chức đơn vị BHXH huyện tại đơn vị hành chính là thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh, nơi có trụ sở BHXH cấp tỉnh đóng trên địa bàn. BHXH Việt Nam có Tổng Giám đốc và không quá 5 Phó Tổng Giám đốc.

Cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam ở trung ương bao gồm 21 đơn vị: Vụ Tài chính - Kế toán; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Thanh tra - Kiểm tra; Vụ Thi đua - Khen thưởng; Vụ Kế hoạch và Đầu tư; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Pháp chế; Vụ Quản lý đầu tư quỹ; Vụ Kiểm toán nội bộ; Ban Thực hiện chính sách BHXH; Ban Thực hiện chính sách BHYT; Ban Quản lý Thu - Sổ, Thẻ; Văn phòng (có đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh); Viện Khoa học BHXH; Trung tâm Truyền thông; Trung tâm Công nghệ thông tin; Trung tâm Lưu trữ; Trung tâm Giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến; Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc khách hàng; Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH; Tạp chí BHXH.

Các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 13 là các đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc, các tổ chức quy định từ khoản 14 đến khoản 21 là các đơn vị sự nghiệp trực thuộc.

Vụ Kế hoạch và Đầu tư, Vụ Tài chính - Kế toán, Ban Thực hiện chính sách BHXH, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Kiểm toán nội bộ có 4 phòng; Ban Thực hiện chính sách BHYT, Vụ Thanh tra - Kiểm tra có 5 phòng; Ban Quản lý Thu - Sổ, Thẻ có 6 phòng; Văn phòng có 9 phòng, bao gồm đại diện tại TP.HCM.

BHXH Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn, gồm: Đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam; Xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm và các dự án, đề án khác của BHXH Việt Nam thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch, dự án, đề án sau khi được phê duyệt;

Tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BH thất nghiệp, BHYT; Quản lý và sử dụng quỹ BHXH, BH thất nghiệp, BHYT; Thanh tra chuyên ngành việc đóng BHXH, BH thất nghiệp, BHYT; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đóng BHXH, BH thất nghiệp, BHYT theo quy định của pháp luật; Thực hiện hợp tác quốc tế về BHXH, BH thất nghiệp, BHYT theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các hiệp định song phương, đa phương về BHXH thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của ngành BHXH theo quy định; Quản lý tổ chức bộ máy, tài chính, tài sản...

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 20.9.2020 thay thế Nghị định số 01/2016/NĐ-CP ngày 5.1.2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Nghị định này cũng làm hết hiệu lực thi hành Khoản 7 Điều 23 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11.11.2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Tin và ảnh: Tuyết Nhung

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (https://motthegioi.vn/tin-tuc-su-kien-c-179/chinh-phu-quy-dinh-chuc-nang-nhiem-vu-quyen-han-va-co-cau-to-chuc-cua-bhxh-viet-nam-142158.html)

Tin cùng nội dung

  • Xin chào Mangyte, Tôi bị hở van tim và BS khuyên nên phẫu thuật, nghe nói chi phí hơn 80 triệu đồng. Tôi có BHYT ở BV quận 5, vậy làm thế nào để được hưởng BHYT ở mức tối đa? Vì nhà tôi cũng không khá giả, các con còn đang tuổi ăn học. Mong Mangyte hướng dẫn giúp, gia đình tôi cảm ơn rất nhiều! (Tuyết Sương – suongsuong…@gmail.com)
  • Chào mangyte, Tôi muốn hỏi là đi khám ở phòng khám đa khoa tư nhân thì được BHYT chi trả như thế nào? Tôi là thương binh hạng 4/4, đăng ký khám chữa bệnh ở BV quận Gò Vấp rồi, muốn chuyển sang BV Nhân dân Gia Định có được không? Thủ tục như thế nào? (Lê Văn Trung, 61 tuổi, TPHCM)
  • Chào các bác sĩ trên mangyte.vn Xin bác sĩ cho em hỏi. Nếu như phẫu thuật cắt bao quy đầu mất 1 triệu tại nơi đăng kí BHYT thì nếu có BHYT sẽ được miễn giảm khoảng bao nhiêu phần trăm ạ.
  • Tôi là Việt kiều Mỹ thường về Việt Nam. Tôi có thể mua bảo hiểm tại các bệnh viện Việt Nam phòng khi đau ốm bất ngờ không? (Le Van Nam - ongnam…@yahoo.com)
  • Em muốn mua bảo hiểm y tế của bệnh viện da liễu TPHCM, vậy em có thể mua ngay tại BV không ạ? Nếu có thể thì được lấy ngay không và giá bao nhiêu vậy ạ? Em rất mong nhận được phản hồi từ mangyte, em xin cám ơn. (Anh Vân - tranong...@gmail.com)
  • Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng bệnh Parkinson
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Đo hô hấp ký là xét nghiệm giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý của phổi, phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra đo hô hấp ký được dùng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh lý về phổi, cũng như theo dõi đáp ứng hiệu quả điểu trị.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Tài liệu này đựơc biên soạn tiếp theo Tài liệu hướng dẫn tập vận động cho bệnh nhân yếu nửa người giai đoạn sớm, nhằm mục đích cung cấp cho bệnh nhân và người nhà những thông tin cần thiết cũng như cách tập luyện tại nhà sau khi bệnh nhân được xuất viện
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY