Đó là phát biểu của một phụ nữ về vấn nạn bạo lực gia đình. Đây cũng là ý kiến phá bỏ sự nhẫn nhịn dù bị bạo lực có từ lâu đời.
Một yếu tố chính đã góp phần làm cho tình hình bạo lực gia đình gia tăng là do nó được xem là vấn đề riêng tư mà xã hội không nên can thiệp; đồng thời bạo lực đối với phụ nữ hình như cũng được chấp nhận như một hành vi bình thường trong cuộc sống đời thường. Do đó, những vụ bạo lực gia đình có tính chất nghiêm trọng xảy liên tiếp ở nhiều địa phương trên cả nước đã được các cơ quan thông tin đại chúng, báo chí đưa tin mà không có giải pháp ngăn ngừa. Luật Phòng chống bạo lực gia đình đã ra đời, đưa ra những biện pháp bảo vệ để ngăn chặn không cho bạo lực xảy ra trong phạm vi gia đình đối với các thành viên nhưng vẫn chưa có tác dụng hiệu quả.
Các hình thức bạo lực gia đình
Bạo lực gia đình và bạo lực đối với phụ nữ rất đa dạng, có nhiều hình thức khác nhau như: bạo lực thể xác, bạo lực T*nh d*c, ngược đãi về tình cảm, các hình vi kiểm soát vợ của người chồng. Ngoài ra, các hình thức khác cũng được xem là hành vi bạo lực như bị bạo lực thể xác từ năm 15 tuổi, bạo lực T*nh d*c từ năm 15 tuổi, bị lạm dụng T*nh d*c thời thiếu niên...
Bạo lực thể xác do chồng gây ra thường được thể hiện bằng các hành vi như tát hoặc ném một vật gì đó làm tổn thương; đẩy hoặc xô một thứ gì đó vào cơ thể hay kéo giật tóc; đánh, đấm hoặc đánh bằng vật dụng có thể làm tổn thương; đá bằng chân, kéo lê bằng tay, đánh đập tàn nhẫn; bóp cổ, làm nghẹt thở, làm bỏng da; đe dọa sử dụng hoặc đã sử dụng súng, dao hoặc các vũ khí khác làm hại.
Bạo lực T*nh d*c do chồng gây ra thường được thể hiện bằng các hành vi: dùng vũ lực cưỡng ép phải quan hệ T*nh d*c khi không muốn; ép làm điều có tính K*ch d*c nhưng thấy nhục nhã, hạ thấp nhân phẩm; ép vợ phải quan hệ T*nh d*c với một người khác...
Ngược đãi về tình cảm do chồng gây ra thường được thể hiện bằng các hành vi như sỉ nhục, lăng mạ vợ hoặc làm cho vợ cảm thấy rất tồi tệ; coi thường hoặc làm vợ bị bẽ mặt, xấu hổ trước mặt người khác; đe dọa hay dọa nạt vợ bằng bất cứ hành động nào đó như quắc mắt, quát mắng, đập phá đồ đạc; dọa gây tổn thương những người mà vợ yêu quý; dọa hay đuổi vợ ra khỏi nhà...
Các hành vi kiểm soát vợ của người chồng thường được thể hiện bằng các hành động như không để vợ gặp gỡ, thăm viếng bạn bè; hạn chế vợ tiếp xúc với gia đình bố mẹ đẻ của mình; muốn kiểm soát vợ ở bất cứ nơi đâu và bất kỳ lúc nào; có động tác phớt lờ và đối xử lãnh đạm đối với vợ; tức giận nếu thấy vợ nói chuyện với người đàn ông khác; thường xuyên nghi ngờ vợ về lòng chung thủy; luôn luôn kiểm soát vợ, ngay cả khi đi khám chữa bệnh cũng phải được sự cho phép của chồng...
Việc bạo lực thể xác từ năm 15 tuổi được xác định là từ khi 15 tuổi có người nào đó không phải là người chồng hay người bạn tình đã từng đánh đập, ngược đãi hoặc xâm phạm thể xác bằng bất cứ hình vi nào.
Việc bạo lực T*nh d*c từ năm 15 tuổi được xác định là từ khi 15 tuổi có người nào đó không phải là chồng bắt phải quan hệ T*nh d*c hoặc bắt phải thể hiện những hành vi T*nh d*c trong khi không muốn.
Việc bị lạm dụng T*nh d*c thời thiếu niên được xác định là trước khi đến tuổi 15 đã có người nào đó chạm vào người với ẩn ý dâm ô T*nh d*c hoặc bắt buộc thực hiện những hành vi T*nh d*c mà mình không muốn.
Các hành vi do chồng gây ra cho con thường được xác định từ những thông tin từ người mẹ cung cấp như: có hành động đe dọa hoặc dọa dẫm có chủ đích với động tác trừng mắt, la hét, đập phá hoặc ném đồ đạc hay các đe dọa khác; tát, đẩy, xô hoặc ném vật dụng gây sát thương; đánh bằng tay, đá bằng chân hoặc đánh bằng bất cứ vật dụng gì gây sát thương; lắc, bóp cổ, gây bỏng có chủ đích hoặc sử dụng dao, súng, vũ khí hăm dọa hay gây thương tích; sàm sỡ hoặc ép con thực hiện hành vi T*nh d*c ngoài ý muốn.
Xin đừng im lặng!
Với thực trạng tình hình hiện nay, bạo lực gia đình đối với phụ nữ khá phổ biến, đặc biệt là bạo lực tinh thần cũng như những tác động nghiêm trọng của bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em. Thực tế ghi nhận trong xã hội nước ta, vấn đề bạo lực gia đình đã được bình thường hóa; người phụ nữ phải chịu đựng, phải chấp nhận bạo lực và phải giữ im lặng về những điều mà họ đang phải hứng chịu như thời đại phong kiến.
Quan niệm truyền thống cũ cần được gỡ bỏ, phải phá vỡ sự chịu đựng, chấp nhận và im lặng của người phụ nữ theo quan điểm mới, bằng việc nâng cao nhận thức của cộng đồng người dân nhằm khẳng định rằng vấn đề bạo lực đối với phụ nữ và bạo lực gia đình là không thể chấp nhận được.
Một phụ nữ ở Hà Nội đã phát biểu về vấn đề này: “Nếu bị bạo lực thì nên lên tiếng và nhờ sự giúp đỡ của tập thể hoặc tư vấn. Tùy từng trường hợp chứ không phải ai cũng giống ai, nhưng mà không nên chịu nhịn, bởi vì
chịu nhịn là Ch?t đấy”.
Đúng vậy, muốn không bị bạo lực gia đình, người phụ nữ phải can đảm, không nên chịu nhịn, bởi vì chịu nhịn là Ch?t nếu cứ theo quan niệm cũ phải chịu đựng, im lặng “một điều nhịn là chín điều lành” cho yên cửa, yên nhà.
TTƯT.BS. NGUYỄN VÕ HINH