Bệnh thường gặp hôm nay

Bệnh thường gặp

Chớ nhầm lẫn giữa chóng mặt và choáng váng

Tại các khoa khám tổng quát ban đầu, chóng mặt và choáng váng là hai triệu chứng rất phổ biến mà các bác sĩ được nghe từ bệnh nhân. Dưới sự mô tả thường mơ hồ và không rõ ràng từ người bệnh, các bác sĩ thường đặt thêm một số câu hỏi để xác định được người bệnh đang chóng mặt hay choáng váng vì đây là hai triệu chứng khác nhau xuất phát từ những bệnh lý khác biệt.

Ảnh minh hoạ

Chóng mặt (vertigo) là sự chuyển động xoay tròn, quay tít mô tả một ảo giác rằng người chóng mặt xoay vòng trong không gian (chóng mặt chủ quan) hoặc không gian xoay vòng quanh bản thân người bệnh (chóng mặt khách quan). Trong khi đó, (dizziness) mô tả cảm giác mất thăng bằng, loạng choạng, muốn té xỉu.

Nắm rõ triệu chứng chính xác của người bệnh, các bác sĩ sẽ có những chẩn đoán bệnh lý ban đầu cho phù hợp. Với trường hợp chóng mặt, triệu chứng này thường bắt nguồn từ rối loạn thần kinh hay hệ thống tiền đình gồm tai, mắt hay tiền đình tủy sống. Chóng mặt còn hay đi kèm với các triệu chứng khác như nhức đầu, buồn nôn, mất thính lực hay rung giật nhãn cầu… Trái lại, nguyên nhân dẫn đến xuất phát từ thiếu máu hoặc oxy lên não do hạ huyết áp, bệnh lý tim mạch hay do rối loạn chuyển hóa… Choáng váng thường kèm theo các triệu chứng lảo đảo, bủn rủn, lú lẫn…

Để khỏi hẳn bệnh, người bệnh nên tuân thủ phác đồ điều trị bằng Thu*c, phẫu thuật hay các bài tập của bác sĩ. Người nhà của bệnh nhân cũng nên lưu ý một số giải pháp giúp người bệnh phòng ngừa chóang váng, tại nhà.

Khi thấy người thân choáng váng, chóng mặt, người nhà nên đỡ người bệnh lập tức ngồi hay nằm xuống để tránh những thương tổn như té ngã, đồng thời cho bệnh nhân uống nhiều nước, hít thở sâu, giảm cường độ sáng. Nếu do lượng đường trong máu giảm, người thân có thể cho người nhà ăn một chút gì đó để lấy lại sức. Người thân cũng lưu ý người bệnh không nên leo thang bộ, tự chạy xe hay vận hành máy móc sẽ rất nguy hiểm. Đồng thời, người nhà cũng tránh để bệnh nhân sử dụng chất kích thích như rượu, bia hoặc đi giày dép quá cao dẫn đến té ngã…

Người bệnh và người nhà cũng nên tham khảo bác sĩ hoặc dược sĩ một số biệt dược đặc trị có hoạt chất Acetyl-DL-Leucine… Biệt dược này nên có mặt trong các tủ Thu*c gia đình để giúp người bệnh cắt cơn nhanh chóng nếu triệu chứng bất ngờ ập đến hoặc kịch phát ở cường độ cao, gây hoảng sợ, khó chịu cho người bệnh. Người bệnh cũng nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để uống liều lượng cho phù hợp.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/chong-mat-va-choang-vang-tuong-1-ma-2-n165289.html)

Chủ đề liên quan:

choáng choáng váng chóng mặt tanganil

Tin cùng nội dung

  • Chóng mặt gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng người cao tuổi (NCT) chiếm tỉ lệ cao hơn cả. Chứng chóng mặt hay xảy ra lúc thức giấc trong đêm hoặc sáng sớm lúc mới ngủ dậy, đặc biệt khi thay đổi tư thế (nghiêng trái, nghiêng phải).
  • Chóng mặt là một bệnh thường gặp ở người cao tuổi, càng cao tuổi thì tỉ lệ mắc càng nhiều. Nguyên nhân đa phần là do rối loạn tiền đình và các bộ phận liên quan đến tiền đình như bệnh thần kinh trung ương, cơ quan thị giác. Thường người bệnh cảm giác ù tai, chóng mặt có thể dẫn đến buồn nôn.
  • Chóng mặt là một loại triệu chứng có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng ở người cao tuổi (NCT) chiếm tỷ lệ cao hơn và nguy hiểm hơn.
  • Tôi 62 tuổi, gần đây hay bị chóng mặt, có lúc người như quay cuồng, nôn nao khó chịu, nhất là sáng ngủ dậy.
  • Mấy hôm nay, tôi bị chóng mặt, hoa mắt, nhiều khi phải nằm nghỉ trên giường vì đi lại không nổi.
  • Choáng là tình trạng bệnh lý cấp diễn, do lưu lượng máu giảm nhanh chóng, biểu hiện trên lâm sàng là huyết áp tụt nhanh.
  • Chóng mặt, ù tai thuộc phạm vi chứng huyễn vựng của y học cổ truyền. Nguyên nhân là do can thận âm hư...
  • Theo ghi nhận, số người làm việc trong các văn phòng từ sau Tết bỗng dưng bị choáng, ngất tăng hơn so với những năm trước đây.
  • Em 21 tuổi, leo cây hái nhãn và bị té ở độ cao khoảng 1,5 - 2m, chỉ bị trầy xước sơ sơ nhưng không may là phần sau đầu em ngã trúng nhánh nhãn.
  • Hoa mắt chóng mặt là một trạng thái bệnh lý rất hay gặp ở người thiếu máu, trúng độc, cảm cúm... Hoa mắt chóng mặt thuộc chứng huyễn vựng trong Đông y. Nguyên nhân do can thận âm hư (hư chứng) hoặc do can dương nổi lên, hỏa vượng thịnh, đàm thấp gây ra (thực chứng).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY