Hồi sức cấp cứu toàn tập hôm nay

Chọc hút máu tĩnh mạch đùi: dấu hiệu triệu chứng, chẩn đoán điều trị cấp cứu hồi sức

Lấy máu để làm xét nghiệm, đặc biệt để làm xét nghiệm các khí trong máu và điện giải ỏ người bệnh truy mạch, khó dùng các tĩnh mạch tay hoặc bàn chân

Đại cương

Chọc hút tĩnh mạch đùi thường được dùng trong các khoa lâm sàng. Tuy nhiên thủ thuật này cũng có nguy cơ đặc biệt là nhiễm khuẩn.

Có thể chọc hút máu tĩnh mạch đùi để lấy máu xét nghiệm, để tiêm hoặc truyền máu và dịch. Nếu bắt buộc phải truyền máu hay dịch qua tĩnh mạch đùi, nhất thiết phải đặt ống thông vào tĩnh mạch đùi, không dùng kim vì dễ truyền dịch ra ngoài.

Chỉ định

Lấy máu để làm xét nghiệm, đặc biệt để làm xét nghiệm các khí trong máu và điện giải ỏ người bệnh truy mạch, khó dùng các tĩnh mạch tay hoặc bàn chân.

Tiêm Thu*c trong hồi sức cấp cứu đặc biệt khi có ngừng tuần hoàn, truỵ mạch.

Truyền dịch khi không thể dùng mạch khác, đặc biệt là trẻ em, hoặc khi phải dùng nhiều đường truyền trong một lúc.

Chống chỉ định

Không có.

Chuẩn bị

Cán bộ chuyên khoa

Bác sĩ.

Y tá (điều dưỡng) chuyên khoa hồi sức cấp cứu hoặc gây mê hồi sức: chỉ chọc hút không đặt ống thông.

Khử khuẩn tay, đeo găng, mũ, áo choàng, khẩu trang vô khuẩn.

Phương tiện

Bộ kim ống thông kiểu Veinocath, ống thông đường kính số 0,4 - 0,8mm cho trẻ em, 1 - 2mm ở người lớn.

Kim tiêm tĩnh mạch thường nếu chỉ lấy máu và tiêm Thu*c.

Bơm tiêm 5 - 10 - 20ml.

Gạc, băng, cồn vô khuẩn.

Kim khâu da, chỉ lanh hay lụa số 1/0 - 2/0.

Người bệnh

Nằm ngửa, hơi giạng chân (30° so với trục giữa thân) chân hơi quay ra ngoài, gối kê mông để bộc lộ đường đi của tĩnh mạch.

Hồ sơ bênh án

Xem lại chỉ định của Thu*c tiêm.

Các bước tiến hành

Khử khuẩn vùng làm thủ thuật.

Chọc kim ở dưới cung đùi 2cm, phía trong mạch đập 5mm. Chọc thẳng góc, hút ra máu đen. Hạ thấp kim (hay ống thông) về phía dưới chân làm thành một góc 60° so vối mặt phang của đùi, hướng mũi kim về phía trên tiếp tục đẩy vào lòng tĩnh mạch.

Nếu đặt ông thông: bỏ bơm tiêm ra, lấy ngón tay bịt đầu kim rồi lấy ống thông luồn ngay vào kim thật nhanh, luồn sâu vào chừng 10 cm tính từ đầu ống thông đến đốc kim.

Nốỉ ống thông vối lọ dung dịch đẳng trương.

Cố định ống thông.

Hạ thấp lọ dung dịch xuống dưới mặt giường để kiểm tra (máu phải trào qua ông thông).

Bôi Thu*c sát khuẩn (không dùng cồn iode)

Théo dõi

Mạch, huyết áp, nhiệt độ, tình trạng nơi chọc.

Tai biến và xử trí

Chảy máu chỗ chọc gây tụ máu: có thể đã chọc nhầm vào động mạch trong khi thao tác. Băng ép. Có khi phải làm thủ thuật bên chi kia.

Nhiểm khuẩn tại chỗ, nhiễm khuẩn máu (sốt cao, rét run): vệ sinh nơi chọc, cấy máu, rút ống thông, kháng sinh.

Viêm tắc tĩnh mạch chủ dưới: chi to lên, phù, rút ông thông, tiêm urokinase, hoặc streptokinase, kháng sinh.

Truy mạch ngay sau khi chọc trong 24 giờ đầu: thủ thuật viên đã chọc xuyên thủng tĩnh mạch đùi và chọc quá cao cạnh cung đùi làm cho chảy máu vào hô' chậu. Phải truyền máu, nếu không đỡ phải can thiệp phẫu thuật.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/hscctt/choc-hut-mau-tinh-mach-dui/)

Tin cùng nội dung

  • Tôi muốn hỏi: tôi bị giãn tĩnh mạch chi dưới, BS yêu cầu tôi làm siêu âm mạch máu nhưng không nói rõ là màu hay trắng đen. Xin tư vấn cho tôi siêu âm cái nào tốt hơn (tôi có đọc trên mạng có vài BS khuyên chỉ cần siêu âm trắng đen là được) và tôi cũng muốn tìm hiểu về giá cả. Xin cảm ơn sự tư vấn của Mangyte! (P. Khải - Đồng Nai)
  • Nếu gọi xe cấp cứu thì người xung quanh nên làm gì trong khi chờ đợi? Tôi hỏi để phòng khi hữu sự, vì gần đây có nhiều học sinh ngất xỉu quá .Tôi lo quá, tôi cũng có 2 đứa con gái tầm tuổi ấy. Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Thúy - thuy201...@gmail.com)
  • Chào Mangyte, Tôi được biết về loại Thuốc tên là “tiêu sợi huyết” dùng trong cấp cứu tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Tôi thấy công dụng của Thuốc rất kỳ diệu, có thể giúp người đột quỵ bình phục gần như hoàn toàn nếu được cấp cứu kịp thời. Nhưng một liều Thuốc giá bao nhiêu vậy Mangyte? Và trường hợp nào dùng được, trường hợp nào thì không? Mong Mangyte giải thích rõ hơn về loại Thuốc này. Tôi chân thành cảm ơn! (Thanh Vân – van.le…@gmail.com)
  • Thưa bác sĩ, Bố tôi bị cao huyết áp đã nhiều năm, thường uống Thu*c mỗi buổi sáng. Hôm nay ông quên uống Thu*c, đến chiều huyết áp tăng cao và hơi co giật. Sau khi ngậm Thu*c để hạ huyết áp (BS cho để đề phòng trường hợp này) thì đã đỡ rồi. Nhưng tôi lo nếu việc này xảy ra lần nữa và cần phải đi cấp cứu thì làm sao cho nhanh? Bệnh viện nào chuyên cấp cứu tai biến, đột quỵ? Nhà tôi ở đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận. Mong Mangyte chỉ dẫn. Xin cám ơn! (Đức Minh - TPHCM)
  • Mangyte cho tôi hỏi, Dì của tôi (ngoài 40 tuổi) ở TP. Buôn Ma Thuột mới bị tràn dịch màng phổi, BV kêu phải chuyển đến BV Phạm Ngọc Thạch TPHCM. Nhưng hôm nay là thứ 7, mai CN nên họ nói phải đợi đến thứ 2 mới chuyển được. Tôi lo lắng quá, liệu tràn dịch màng phổi có cần đi SG cấp cứu ngay không? Hiện ở trên này chỉ phát hiện dì tôi bị tràn dịch thôi chứ chưa xác định nguyên nhân.
  • Từ xa xưa tắm lá thơm từ thảo dược đã được dùng chống mệt mỏi, tác dụng lưu thông khí huyết, giải toả căng thẳng thần kinh phục hồi sức khỏe, cơ thể luôn toả mùi hương. Vào chiều 30 Tết, mỗi gia đình thường tắm mùi già chiều cuối năm là một phong tục của người Việt.
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Chụp X quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Urography, IVU) còn được gọi là chụp X quang bể thận bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Pyelography, IVP) là kỹ thuật sử dụng X quang và Thu*c cản quang tiêm qua đường tĩnh mạch để giúp khảo sát thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. IVU có thể giúp tìm kiếm sỏi thận cũng như nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu, tiểu ra máu hoặc những tổn thương khác của đường tiết niệu.
  • Hồi sức tim phổi được thực hiện khi nạn nhân bị ngưng thở hoặc tim ngừng đập (như trong trường hợp một người bị nhồi máu cơ tim hoặc sắp ch*t đuối).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY