Bệnh thường gặp hôm nay

Bệnh thường gặp

Chóng mặt nên đi khám ở đâu

Chóng mặt không phải là bệnh lý mà là triệu chứng có thể xuất hiện vì một hay nhiều nguyên nhân bệnh lý khác của cơ thể. Thông thường, để khám về triệu chứng chóng mặt, người bệnh được hướng dẫn đến các khoa nội tổng hợp trước khi chuyển tới các chuyên khoa khác tương ứng với căn nguyên bệnh lý.

Khoa nội giúp người bệnh chóng mặt khám gì

Khám nội tổng hợp thường là khâu đầu tiên trong khám sức khỏe tổng quát nói chung. Khám nội tổng hợp giúp bác sĩ đánh giá tổng quát tình trạng sức khỏe chung của người bệnh, phát hiện chính xác bệnh lý và kịp thời điều trị để đảm bảo tình trạng sức khỏe.

Sau khi người bệnh đã thăm khám khoa Nội tổng hợp, nếu được bác sĩ chẩn đoán do vấn đề thần kinh thì sẽ được điều chuyển qua chuyên khoa thần kinh khám chuyên sâu. Tương ứng, nếu do bệnh tim mạch, do vấn đề về tâm lý, bệnh về tai… thì cũng sẽ được bác sĩ ở khoa Nội chuyển qua chuyên khoa tương ứng phù hợp. Nhiều người bị cứ nhầm tưởng, cứ là thiếu máu não hay rối loạn tiền đình, rồi mua Thu*c tự uống là một quan niệm sai lầm.

Ảnh minh hoạ

Như có đề cập ở trên, chỉ là triệu chứng có thể đến từ một hay nhiều bệnh lý khác nhau. Nếu liên quan đến bệnh lý về thần kinh, các bác sĩ sẽ áp dụng những liệu pháp chẩn đoán tập trung vào các bệnh lý thần kinh trung ương hoặc ngoại biên. Mặc dù phần lớn người bệnh xuất phát từ bệnh lý thần kinh, tuy nhiên, do các vấn đề về tim mạch cũng xuất hiện ngày càng nhiều, phổ biến ở người bệnh có huyết áp thấp hoặc huyết áp cao. Một số các bệnh lý tim mạch khác dù hiếm nhưng cũng là nguyên nhân gây ra chóng mặt, choáng váng như bệnh mạch vành, suy tim hay rung nhĩ loạn nhịp hoàn toàn…

Bệnh lý liên quan đến tai trong gây là nguyên nhân không xa lạ gì với bác sĩ nhưng lại khiến nhiều người bệnh… ngạc nhiên. Khi thăm khám, các bác sĩ sẽ chú ý tiền sử bệnh của người bị với những bệnh lý về tai như viêm tai, sỏi tai, viêm tiền đình ốc tai.

Chóng mặt còn liên quan đến một số bệnh lý khác dù ít thấy như rối loạn lo âu, rối loạn thần kinh thực vật, sang chấn tâm lý hay thậm chí là do Thu*c, ví dụ một số bệnh nhân tim mạch dùng Thu*c lợi tiểu khi mất nước sẽ tạo ra cảm giác chóng mặt.

Dù đến từ bệnh lý nào, các chuyên gia đều chung một lời khuyên người bệnh hãy nên thăm khám, điều trị đúng bệnh chứ không nên tự suy đoán. Trong một số trường hợp khẩn cấp hoặc đang trong điều kiện chưa thể lập tức đi bệnh viện, người hay bị có thể chọn sử dụng các loại Thu*c chứa hoạt chất Acetyl-DL-Leucine đặc trị và cắt cơn nhanh. Người bệnh cũng nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để uống liều lượng cho phù hợp và ưu tiên lựa chọn Acetyl-DL-Leucine có xuất xứ từ Pháp để bảo đảm hiệu quả điều trị.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/chong-mat-nen-di-kham-o-dau-n165290.html)

Chủ đề liên quan:

chóng mặt tanganil

Tin cùng nội dung

  • Chóng mặt là một triệu chứng có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng ở người cao tuổi (NCT) có tỉ lệ cao hơn và nguy hiểm hơn. Vì vậy, NCT không nên chủ quan.
  • Chóng mặt là cảm giác chủ quan của người bệnh. Cơn chóng mặt xảy ra đột ngột nhưng chấm dứt cũng rất nhanh
  • Chóng mặt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng với người cao tuổi (NCT) thì không được xem thường. Chóng mặt sẽ làm mất thăng bằng, ngồi dậy, đứng lên rất khó khăn đôi khi gây nên sự cố bất thường (ngã).
  • Chóng mặt gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng người cao tuổi (NCT) chiếm tỉ lệ cao hơn cả. Chứng chóng mặt hay xảy ra lúc thức giấc trong đêm hoặc sáng sớm lúc mới ngủ dậy, đặc biệt khi thay đổi tư thế (nghiêng trái, nghiêng phải).
  • Chóng mặt là một bệnh thường gặp ở người cao tuổi, càng cao tuổi thì tỉ lệ mắc càng nhiều. Nguyên nhân đa phần là do rối loạn tiền đình và các bộ phận liên quan đến tiền đình như bệnh thần kinh trung ương, cơ quan thị giác. Thường người bệnh cảm giác ù tai, chóng mặt có thể dẫn đến buồn nôn.
  • Chóng mặt là một loại triệu chứng có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng ở người cao tuổi (NCT) chiếm tỷ lệ cao hơn và nguy hiểm hơn.
  • Tôi 62 tuổi, gần đây hay bị chóng mặt, có lúc người như quay cuồng, nôn nao khó chịu, nhất là sáng ngủ dậy.
  • Mấy hôm nay, tôi bị chóng mặt, hoa mắt, nhiều khi phải nằm nghỉ trên giường vì đi lại không nổi.
  • Chóng mặt, ù tai thuộc phạm vi chứng huyễn vựng của y học cổ truyền. Nguyên nhân là do can thận âm hư...
  • Hoa mắt chóng mặt là một trạng thái bệnh lý rất hay gặp ở người thiếu máu, trúng độc, cảm cúm... Hoa mắt chóng mặt thuộc chứng huyễn vựng trong Đông y. Nguyên nhân do can thận âm hư (hư chứng) hoặc do can dương nổi lên, hỏa vượng thịnh, đàm thấp gây ra (thực chứng).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY