Một tuần qua, nắng nóng dữ dội như đổ lửa xuống các tỉnh miền Bắc, kéo dài tới miền Trung.
Nhiều ngày, nhiệt độ lên tới 40 độ C. Thủ đô Hà Nội là nơi nắng nóng nhất trong đợt này. Liên tục 4 ngày, kể từ ngày 18/6 cho đến hết 21/6, nhiệt độ rất cao. Ngay từ sáng sớm, nhiệt độ đã từ 30 đến 32 độ C. Từ 10 giờ trở đi, nhiệt độ tăng mạnh. Cho đến 12 giờ đã là 39 độ C. Tới 13 giờ, nhiệt độ lên tới hơn 40 độ C.
Trong khi đó, nhiệt độ ngoài trời còn dữ dội hơn, với mức từ 45 độ c đến 51 độ c. nhiệt độ cao, nắng nóng gay gắt tạo ra ảo ảnh trên đường. nền nhiệt này còn kéo dài tới 19 giờ, tắt nắng nhưng nhiệt độ vẫn cao.
Vào buổi tối, cũng hiếm khi nhiệt độ xuống dưới 30 độ c. nắng nóng gay gắt và kéo dài khiến cuộc sống, sinh hoạt của người dân gặp nhiều khó khăn. khoảng từ 12 giờ đến 16 giờ các ngày từ 18 đến 21/6, nhiều đường phố hà nội vắng người đi lại do quá nắng nóng.
Theo cơ quan dự báo khí tượng thủy văn, bắt đầu từ hôm nay, ngày 22/6, các tỉnh phía Bắc nắng nóng giảm dần, chiều tối có mưa cục bộ, riêng vùng núi có mưa rào và giông. Còn tại Trung Bộ, từ đêm 22-25/6, ngày vẫn nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa dông cục bộ; riêng Bắc Trung Bộ từ chiều tối 22/6 đến ngày 24/6 có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Tuy nhiên, thời gian giảm nắng nóng không kéo dài. Dự báo kể từ ngày 26/6 (thứ 7), nắng nóng quay trở lại với nền nhiệt trung bình “không thua kém” đợt nắng nóng vừa tạm kết thúc.
Nhiều người cho rằng, năm nay rất có thể miền bắc và nhất là thủ đô hà nội sẽ phải chịu đựng một mùa hè “lịch sử” khi phải liên tục hứng chịu những đợt nắng nóng gay gắt nối tiếp nhau.
Đáng lưu ý, từ ngày 23-24/6, trên các sông suối khu vực Bắc Bộ có khả năng xuất hiện 1 đợt lũ với biên độ lũ lên từ 2-4 m. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh vùng núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp ven sông, đặc biệt là các tỉnh vùng núi phía Bắc nên bà con cần hết sức đề phòng.
Theo ông hoàng phúc lâm - phó giám đốc trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, nắng nóng ở khu vực bắc bộ và các tỉnh miền trung còn xuất hiện nhiều trong khoảng từ nay đến tháng 8. với bắc bộ nắng nóng mạnh, gay gắt tập trung ở các tháng 6-7, trung bộ thì nắng nóng và nắng nóng gay gắt còn có thể kéo dài sang cả tháng 8.
Nắng nóng, nhiều “Ninja” xuất hiện trên đường phố Hà Nội. Ảnh: Quang Vinh.Thông thường say nắng, say nóng hay xảy ra với những người phải làm việc hoặc đi quá lâu ở ngoài trời nắng, nhiều tia nắng chiếu thẳng vào vùng cổ, gáy. khi bị sốc nhiệt, người bệnh không chỉ sốt cao, mặt mũi đỏ, vã mồ hôi, mạch nhanh, có biểu hiện rối loạn thần kinh mà còn có nguy cơ để lại những tổn thương não không thể hồi phục, thậm chí Tu vong.
Để phòng tránh say nắng, say nóng, người dân cần hạn chế đi lại, làm việc ngoài trời nắng. nếu phải ra ngoài trời, cần mặc kín để tránh sốc nhiệt, bởi sốc nhiệt dễ làm tăng huyết áp khiến nguy cơ xảy ra tai biến. đặc biệt, với những người bị bệnh về huyết áp, tiểu đường, mỡ máu, cần theo dõi và kiểm soát bệnh tốt.
Người cao tuổi là một trong những đối tượng bị tác động nhiều nhất do nắng nóng, nhất là với những người mắc bệnh nền như tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp… Vì vậy, người nhà cần lưu ý, chủ động đưa người cao tuổi thăm khám định kỳ, uống Thu*c đúng liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cùng với đó, tránh đang nằm điều hòa ra ngoài đột ngột; không để nhiệt độ quá lạnh khiến cơ thể bị choáng dẫn tới co thắt mạch, dễ xảy ra tai biến.
Đặc biệt, theo các bác sĩ thời tiết nắng nóng kéo dài với những người bình thường cũng có cảm giác khó chịu, mệt mỏi, sức đề kháng giảm, ăn uống không ngon miệng và về tâm lý cũng dễ cáu gắt hơn bình thường thì với những người có tiền sử mắc bệnh tâm thần hoặc những người đã tiềm ẩn stress, căng thẳng, trầm cảm hoặc sang chấn về tâm lý thì lại càng dễ bị bốc hỏa và tái phát bệnh hơn.
Để chủ động phòng ngừa bệnh mùa nắng nóng, các chuyên gia y tế lưu ý người dân không nên ra ngoài lúc trời nắng nóng trong thời gian dài, nhất là từ 10 giờ đến 16 giờ, vì lúc này cơ thể dễ bị mất nước, dễ bị virus tấn công gây bệnh đường hô hấp, bệnh về da. Còn nếu bắt buộc phải đi ra đường thì phải đội mũ, mặc quần áo chống nắng, đeo kính, mang khẩu trang... Ðồng thời, nên uống nhiều nước, nhất là người lao động ngoài trời.
Mọi người luôn ăn chín, uống sôi, ăn nhiều hoa quả để bảo đảm đủ vitamin nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể. với những người nguy cơ cao bị rối loạn tâm thần như: phụ nữ sau sinh, người có sang chấn tâm lý, như: mất người thân, mất việc, bị T*i n*n, bệnh tật…càng phải chú trọng sức khỏe. khi gặp các triệu chứng mất ngủ, căng thẳng kéo dài nên đến cơ sở chuyên khoa tâm thần khám để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Với những gia đình có người thân bị các bệnh về tâm thần, vào những ngày nắng nóng như hiện nay cần phải thường xuyên quan tâm, gần gũi, chia sẻ tạo cảm giác cho bệnh nhân cảm thấy được yêu thương, tránh kích thích tâm lý đối với bệnh nhân…