Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Chủ quan với 5 thói quen này, chẳng trách bộ não thứ 2 biểu tình dữ dội, khiến cơ thể dễ bị viêm và nhiễm độc hơn

Không chú trọng đến chế độ ăn uống và xem nhẹ các thói quen không lành mạnh là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về đường ruột.

Trang Health đưa tin, cô Lưu (32 tuổi) luôn gặp rắc rối với tình trạng tiêu chảy. Sau khi đến Bệnh viện Beitou, Đài Loan kiểm tra, bác sĩ không nhận thấy có bất kỳ điều gì bất thường ở đường tiêu hóa, những cơ quan khác cũng đều hoàn toàn bình thường. Sau đó, cô đến hỏi ý kiến của một chuyên gia dinh dưỡng, họ phát hiện ra cô không thích ăn rau, mỗi tuần chỉ ăn bằng khoảng một nắm tay.

Ông Phan Phúc Tử, chuyên gia dinh dưỡng tại Bệnh viện Beitou cho hay: "Chính thói quen ăn uống không khoa học khiến bệnh nhân thiếu chất xơ thực vật, sau đó gây ra hội chứng rò rỉ ruột. Không có gì lạ khi bệnh nhân tuy nhẹ cân nhưng vòng bụng lại rất lớn. Ngoài việc hay bị tiêu chảy, bệnh nhân cũng thường xuyên cảm thấy đầy hơi và khó chịu".

Hội chứng rò rỉ ruột là gì?

Ruột còn được gọi là "bộ não thứ 2" của cơ thể, chịu trách nhiệm cho việc tiêu hóa, hấp thu, bảo vệ hệ miễn dịch. Phần niêm mạc ruột giống như da người, đóng vai trò che chắn và bảo vệ. Nếu niêm mạc ruột bị viêm hoặc xảy ra tổn thương, phản ứng dị ứng sẽ xuất hiện, gây ra hội chứng rò rỉ ruột.

Hội chứng rò rỉ ruột nghĩa là tế bào niêm mạc ruột bị phá hủy bởi một số yếu tố như ăn uống không cân bằng, sử dụng Thu*c chống viêm trong thời gian dài. Điều này hình thành nên một khoảng trống trong thành ruột, cho phép vi khuẩn, virus, các chất độc hại đi vào máu và hạch bạch huyết, khiến cơ thể dễ bị viêm và nhiễm độc.

Chuyên gia Phan Phúc Tử còn giải thích thêm rằng bệnh nhân sẽ gặp các vấn đề như ngứa da, dị ứng, mụn trứng cá, vẩy nến, chàm, mệt mỏi mãn tính, đau cơ, viêm khớp dạng thấp, suy giáp, táo bón, tiêu chảy, phù nề, viêm lan rộng.

Các chuyên gia vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân gây ra hội chứng rò rỉ ruột. Tuy nhiên có một số yếu tố rủi ro khác nhau có thể phá vỡ hệ vi sinh đường ruột như: chế độ dinh dưỡng kém, uống nhiều rượu, nhiễm trùng, rối loạn hệ miễn dịch, tiểu đường...

Những thói quen ăn uống gây ra hội chứng rò rỉ ruột

Có một số thói quen ăn uống dễ dàng khiến cho niêm mạc ruột bị tổn thương, từ đó gây ra hội chứng rò rỉ ruột nên mọi người cần đặc biệt chú ý.

1. Ăn nhanh

Đây là tình trạng ăn không kiểm soát được và ăn quá nhiều khi thấy những món mình thích. Sau khi ăn một lượng lớn thực phẩm, cơ thể không tiết ra đủ enzyme để phân hủy toàn bộ thức ăn. Lúc này, niêm mạc ruột sẽ bị kích thích và hình thành nên các khoảng trống trong thành ruột, gây ra hội chứng rò rỉ ruột.

2. Cắt giảm tinh bột, chỉ ăn rau

Chế độ ăn này thường thấy ở những người đang muốn giảm cân. Tuy nhiên, các loại thực phẩm thiết yếu, cùng protein trong động vật, rau củ có thể ngăn chặn lượng đường trong máu tăng nhanh, tránh tình trạng kháng insulin.

3. Ăn thực phẩm gây dị ứng

Tùy theo thể trạng của từng người mà cần tránh một số món ăn dễ gây dị ứng. Thông thường, có một số thực phẩm dễ gây dị ứng như: sữa, đậu phộng, kiwi, thực phẩm có chứa gluten, chúng rất dễ khiến cho ruột bị kích thích mạnh.

4. Ăn thực phẩm giàu chất béo và lượng calo cao

Nếu ăn quá nhiều tinh bột tinh chế, đường tinh luyện, thực phẩm giàu chất béo chuyển hóa như gà rán, pizza, bánh mì kẹp thịt và các loại đồ ăn vặt khác có thể dễ dàng phá hủy hệ vi khuẩn đường ruột, dễ dàng gây ra tình trạng viêm.

5. Sử dụng Thu*c trong thời gian dài

Khi sử dụng Thu*c kháng sinh, Thu*c chống viêm hoặc Thu*c dạ dày trong thời gian dài có thể phá hủy niêm mạc ruột.

Theo Health, Medicalnewstoday

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/chu-quan-voi-5-thoi-quen-nay-chang-trach-bo-nao-thu-2-bieu-tinh-du-doi-khien-co-the-de-bi-viem-va-nhiem-doc-hon-2020080613131473.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Khí hậu nóng ẩm mùa hè là điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây tiêu chảy. Bệnh thường gặp ở những nơi vệ sinh kém, thức ăn bị ô nhiễm.
  • Ngoài lý do mắc tiêu chảy do ăn phải thức ăn chứa vi khuẩn hay do độc tố của vi khuẩn, trẻ còn có thể mắc tiêu chảy do virut như Rotavirus...
  • Em 25 tuổi, cao 1m62, nặng 65kg, em thấy mình mập quá và muốn giảm cân. Em muốn đi khám dinh dưỡng để hỏi BS chế độ ăn tốt nhất cho em, nhờ Mangyte hướng dẫn. Em xin cảm ơn! (Thúy Hạnh – hanhmeocon…@yahoo.com)
  • Nguyên nhân gây tiêu chảy mạn tính có thể do kém hấp thu trong loạn khuẩn đường ruột do lạm dụng kháng sinh; tổn thương niêm mạc ruột do viêm mạn; thiếu enzym tiêu hóa; nghiện rượu; ung thư đường ruột; bệnh lý gây rối loạn chuyển hóa như trong đái tháo đường, xơ gan... Ăn uống có vai trò quan trọng trong điều trị tiêu chảy mạn.
  • Thần khúc là chế phẩm từ bột mì và các bột Thu*c khác, trộn đều, ép khuôn, cho lên men. Trong thần khúc có tinh dầu, các men rượu bia, protein, lipid và vitamin.
  • Theo y học cổ truyền, sắn thuyền có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng thu sáp, kháng khuẩn, tiêu viêm, làm lành vết thương. Thường dùng để sát khuẩn, điều trị vết thương phần mềm, tiêu chảy, bạch đới,…
  • BS Trần Văn Năm - Phó viện trưởng Viện Y học dân tộc TP.HCM cho biết: chứng đầy hơi, khó tiêu xảy ra thường xuyên có thể là biểu hiện của các bệnh đường tiêu hóa như: viêm loét dạ dày - tá tràng, viêm đại tràng, giảm nhu động ruột hoặc dạ dày, táo bón, sau phẫu thuật ống tiêu hóa, ung thư dạ dày…
  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Bệnh tiêu chảy ở trẻ em bị gây ra bởi vi – rút và thường tự cải thiện trong vòng một tuần. Nếu tiêu chảy do vi - rút trẻ thường có triệu chứng sốt và khởi bệnh với việc nôn ói
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY