Khoa học hôm nay

Chú rắn ngây thơ mê mải mây mưa với ống nước thì bị bắt đi trong sự rối bời khôn tả

Sở hữu nọc độc Gi*t người trong phút mốt nhưng rắn nâu phương Đông lại quá ngây thơ trong chuyện ấy.

Dù khá nhạy cảm nhưng rõ ràng, ham mê xác thịt hay T*nh d*c là bản năng của động vật.

Bản năng gốc này mạnh mẽ đến nỗi, đôi khi cả người lẫn thú trở nên mù quáng quên lối về. Đương nhiên bài viết này không bàn tới hôn nhân-gia đình, mà về một con rắn kịch độc nhưng quá đỗi ngây thơ trong chuyện đấy.

Theo video đăng tải trên fanpage sunshine coast snake catchers 24/7 (dịch vụ bắt rắn 24/7 của vùng sunshine coast) thì: 1 ông thìn mặt đất vào hàng kịch độc đã vướng phải lưới tình của... ống nước.

Toan mây mưa với... ống nước, chú rắn dại khờ bị bắt đi trong rối bời khôn tả

Khoảng 2 hôm trước, Sunshine Coast Snake Catchers 24/7 (SCSC 24/7) nhận được cú điện thông báo có rắn lọt vào bể bơi của người dân - đôi anh thợ bắt thìn mặt đất chuyên nghiệp lập tức lên đường.

"Ngay khi có mặt, tụi tôi trông thấy một con rắn nâu phương Đông to uỵch đang làm tình với ống nước!!!", trích bài đăng của SCSC 24/7.

"Khi tới gần còn phát hiện thêm 1 con rắn nâu phương Đông cái sậm màu hơn, có lẽ nó phải hoang mang lắm khi chứng kiến cảnh tượng đó".

"Trời, con rắn đực làm tình với ống nước thay vì rắn cái. Có khi nào là nhầm lẫn không?"

Chú rắn tội nghiệp mải mê mây mưa với ống nước thì bị bắt đi trong sự rối bời khôn tả - Ảnh 2.

Ngay sau đó, chú rắn đực bị một anh tóm cổ nhét vào bao, còn con rắn cái bé hơn vẫn kịp lủi vào bụi.

Mấy anh thợ bắt rắn bảo sẽ thả nó ở chỗ nào vắng vẻ, vài hôm nữa sẽ quay lại tìm con còn lại.

Theo Newsweek, rắn nâu phương Đông là loài kịch độc, độc nhất trong số những loài rắn ở Úc.

Chúng sinh sống dọc theo miền Đông nước Úc, săn bắt chuột gần những cánh đồng lúa mì. Chính vì thích kéo tới vùng canh tác, rắn nâu phương Đông thường xuyên chạm trán con người. Được biết, nọc của chúng có thể gây bại liệt, chảy máu không kiểm soát rồi dẫn tới cái ch*t.

Theo Thơm Hương/Phụ nữ Việt Nam

Link bài gốc Lấy link

https://phunuvietnam.vn/ran-doc-mai-me-may-mua-voi-ong-nuoc-thi-bi-bat-di-trong-su-roi-boi-khon-ta-2220201311164331631.htm

Theo Thơm Hương/Phụ nữ Việt Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/chu-ran-ngay-tho-me-mai-may-mua-voi-ong-nuoc-thi-bi-bat-di-trong-su-roi-boi-khon-ta/20210303031900260)

Tin cùng nội dung

  • Kiểu truyền miệng là cho chích điện vào chỗ bị rắn cắn hoặc buộc garo sẽ nguy cấp đến tính mạng của nạn nhân hoặc hoại tử cơ thể. Vậy sơ cứu khi bị rắn cắn thế nào cho đúng.
  • Theo thống kê tại BV, trong số những nạn nhân bị rắn cắn có đến 2/3 là do rắn độc. Trong đó, rắn lục chiếm 46%, rắn hổ đất khoảng 23%, rắn chàm quạp chiếm 20%.
  • Tôi đọc báo thấy các bác sĩ khuyên không nên băng garo sau khi bị rắn cắn, trong khi một số thông tin khác lại bảo buộc garo. Vậy phải xử trí thế nào cho đúng?
  • Sai lầm trong sơ cứu rắn cắn có thể khiến nọc đọc mau đến tim và nạn nhân bị sốc tâm lý.
  • Khi nạn nhân bị rắn cắn, cần làm mọi biện pháp để ổn định tình trạng bệnh nhân, tránh làm nạn nhân hoảng loạn.
  • Bắt chước trong tivi, L. nắm đuôi con rắn quay mấy vòng cho nó chóng mặt, nhưng vừa ngừng lại, cậu học sinh lớp 3 bị con vật đớp ngay vào tay.
  • (Mangyte) - Nguyên tắc đầu tiên khi bị rắn cắn là phải ngồi yên, không cử động chỗ bị cắn vì nó sẽ làm chất độc lan nhanh trong cơ thể.
  • Hầu hết các loài rắn Bắc Mỹ không độc hại, trừ một số trường hợp ngoại lệ như rắn chuông, rắn san hô và rắn hổ mang. Vết cắn của chúng có thể đe dọa tính mạng.
  • Các loại rắn thường trở nên hung hãn hơn vào mùa xuân, đầu hè, và thu. Số lượng nạn nhân bị rắn cắn tăng vào tháng 4 và tháng 10, do thời gian này thời tiết đẹp, mọi người tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều hơn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY