Công trình mới dẫn đầu bởi nhà di truyền học dân số priya moorjani từ trường đại học california ở berkeley (mỹ) chỉ ra rằng dna neanderthals trong dòng máu người homo sapiens hiện đại đến từ một thời kỳ pha trộn kéo dài và duy nhất cách đây khoảng 47.000 năm.
Triển lãm ở hang Bacho Kiro gần Dryanovo - Bulgaria, nơi chứa đựng hài cốt một số các thể Homo sapiens lai với Neanderthals 35.000-45.000 tuổi - Ảnh: SCIENCE/ANCIENT ORIGINSHomo sapiens - người tinh khôn, người hiện đại - chính là chúng ta, còn người neanderthals là một loài khác cùng chi homo (chi người), đã tách khỏi loài tổ tiên ít nhất 500.000 năm trước.
Như một số nghiên cứu trước đây đã chỉ ra, trong quá trình di cư từ châu phi rồi lan tỏa sang châu âu, châu á, các vị tổ tiên homo sapiens của chúng ta đã gặp gỡ một số loài người khác.
Trong đó, giao phối dị chủng đã nảy sinh với ít nhất 2 loài là neanderthals và denisovans.
Nhưng điều đó xảy ra cụ thể như thế nào vẫn là bí ẩn. tất cả các bằng chứng về sự giao thoa đó cho đến nay chủ yếu là bằng chứng gián tiếp - ví dụ khoảng 2% dna neanderthals tồn tại rõ ràng trong bộ gien người hiện đại.
Theo bài tóm tắt nghiên cứu của tạp chí khoa họcscience,59 bộ gien homo sapiens cổ đại được giải trình tự chi tiết đã giúp các nhà khoa học mỹ tìm lại khoảng thời gian chung sống đầy bí ẩn đó.
DNA lâu đời nhất bao gồm từ người đàn ông Ust'-Ishim ở phía Tây Siberia (45.000 tuổi), người phụ nữ Zlatý kůň ở Czech (45.000 tuổi), các cá thể từ hang động Bacho Kiro của Bulgaria (35.000-45.000 tuổi) và hang Peștera cu Oase của Romania (40.000 tuổi).
Tiếp theo, họ xác định các vùng dna của người neanderthal trong bộ gien các homo sapiens cổ đại này và trong bộ gien của 275 homo sapiens hiện đại trên khắp thế giới.
Một phần mềm máy tính đã lập mô hình tiến hóa của gien người neanderthals theo thời gian, ước tính khoảng bao nhiêu thế hệ sẽ đủ để bộ gien lai này phát triển tinh vi như ngày nay.
Con số 47.000 năm đã được đưa ra từ thời điểm đó, ngoài các bằng chứng cho thấy sự giao thoa giữa 2 loài đã xảy ra liên tục trong khoảng 6.000-7.000 năm.
Nghiên cứu này không chỉ cung cấp những hiểu biết quan trọng về quá trình tiến hóa và di cư của nhân loại, mà còn xác nhận rằng con người hiện đại có được một số gien của người Neanderthals.
Các gien này liên quan đến sắc tố da, phản ứng miễn dịch, trao đổi chất, một số bệnh... Việc tìm hiểu về chúng rất có ý nghĩa đối với y học, có thể đưa đến các phương pháp điều trị bệnh mới.
Link bài gốc Lấy link
https://nld.com.vn/nguoi-homo-sapiens-lai-voi-loai-khac-47000-nam-truoc-196240529102444363.htm