Rất nhiều bệnh mạn tính có liên quan đến di truyền, cộng với yếu tố môi trường, các loại bệnh nan y ở trẻ nhỏ sẽ gia tăng.
Dưới đây là một số những loại
bệnh di truyền thường gặp ở trẻ nhỏ, được các chuyên gia ở tạp chí Làm cha làm mẹ (Parenting) của Mỹ giới thiệu.
Bệnh về thị lực
Theo các chuyên gia ở Trung tâm điều trị bệnh nhãn khoa Baltimore (Mỹ) có 3 dạng bệnh mang tính di truyền về mắt ở trẻ nhỏ, một là cận thị, hai là bệnh mù màu và ba là giảm thị lực (amblyopia).
Nếu cha mẹ mắc bệnh cận thị thì khả năng mắc bệnh ở con cái có thể tăng từ 25-50%. Riêng bệnh mù màu (color blindness) thì chỉ có phụ nữ mang gene gây bệnh truyền sang cho con cái, song rất lạ là chỉ có các bé trai mới mắc bệnh. Theo đó, nếu người mẹ mang gene mù màu thì rủi ro mắc bệnh ở các bé trai tăng tới 50%.
Dấu hiệu: Trẻ thường xuyên kêu đau đầu, nhức mắt hoặc chảy nước mắt, nhất là khi đọc sách báo, xem tivi hoặc các buổi học.
Cách khắc phục: Mặc dù trước khi đến trường trẻ không kêu ca về bệnh cận nhưng khi được khoảng 3 tuổi nên đưa trẻ đi khám, riêng trẻ mắc bệnh mù màu thì nên khám lúc trẻ được 5 tuổi. Nếu cần có thể cho trẻ đeo kính để giúp trẻ cảm nhận được ánh sáng một cách chính xác. Trong trường hợp mắc bệnh giảm thị lực nếu không can thiệp kịp thời có thể dẫn đến mù lòa.
Bệnh Eczema
Đây là bệnh mang tính di truyền có tỷ lệ mắc bệnh giống như bệnh dị ứng (50-50), vì vậy mà người ta coi bệnh eczema giống như một dạng phản ứng dị ứng đặc biệt, tuy nhiên bệnh lại có những đặc thù riêng như điều kiện phát bệnh.
Nó rất hợp với điều kiện khô lạnh, nhất là khi ăn nhiều thực phẩm dễ gây dị ứng. Ngoài ra cuộc sống căng thẳng, stress cũng là nguyên nhân làm gia tăng bệnh. Bằng chứng, những đứa trẻ sinh ra trong gia đình bất hạnh, bố mẹ bỏ nhau thì nguy cơ mắc bệnh eczema cao trên 2 lần so với những đứa trẻ sống trong các gia đình hạnh phúc.
Dấu hiệu: Eczema là căn bệnh rất khó phát hiện và rất dễ nhầm với những căn bệnh khác. Hiện tượng
thường gặp là da khô dạng vảy, tróc đỏ từng mảng, xuất hiện nhiều ở trên trán, đầu gối, khuỷu tay .v.v. Khi phát bệnh thường gây ngứa, càng gãi, bệnh càng phát triển, hậu quả làm cho trẻ khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ và khả năng phát triển.
Cách khắc phục: Đưa trẻ đi khám để xác định mức độ mắc bệnh và điều trị kịp thời. Nên duy trì độ ẩm thích hợp, sử dụng các loại kem làm ẩm, chống viêm nhiễm, nhất là kem topical steroid cream, sử dụng Thu*c kháng sinh để chống viêm nhiễm.
Bệnh đau nửa đầu
Nguy cơ mắc bệnh: Nếu cha hoặc mẹ mắc bệnh đau nửa đầu thì rủi ro mắc bệnh ở con cái là 50%, mức độ này sẽ tăng lên nếu cả cha lẫn mẹ cùng mắc bệnh.
Triệu chứng: Rất đa dạng vì có sự kết hợp của hiện tượng cảm giác đau đầu phía trước, buồn nôn, sợ ánh sáng và tiếng ồn. Bệnh thường phát triển rõ khi trẻ được 8 tuổi trở lên, tuy nhiên cũng có trường hợp “trẻ hóa” và đi kèm với trạng thái sợ hãi.
Cách khắc phục: Trước tiên cha mẹ phải là người đầu tiên phát hiện ra bệnh, đặc biệt phát hiện ra hoàn cảnh phát bệnh. Ví dụ khi đang ăn, khi nào thì cơn đau bắt đầu hoặc do các loại thức ăn gì gây ra, mức độ mệt mỏi....
Bệnh đau nửa đầu rất dễ điều trị, có trường hợp ngủ một giấc là hết hoặc uống buprofen hay acetaminophen. Nên đưa trẻ đi khám sớm và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Nên nhớ, không được điều trị kịp thời có thể phát sinh những căn bệnh thần kinh, ảnh hưởng đến cảm xúc, suy nghĩ và chuyện học hành của trẻ.
Bệnh IBS
Irritable Bowel Syndrome- viết tắt là IBS (tạm dịch: Hội chứng kích thích ruột). Theo nghiên cứu của các chuyên gia ĐH Sydney, Australia thì đây là căn bệnh
thường gặp ở trẻ nhỏ và mang tính di truyền. Theo đó, nếu cha mẹ mắc bệnh IBS hoặc bệnh ợ chua (reflux) thì con cái cũng dễ mắc bệnh theo.
Dấu hiệu
thường gặp: Đau bụng dưới, hoặc cũng có thể táo bón hay tiêu chảy,
thường gặp khi trẻ bước vào đi học, gây cảm giác khó chịu, nhiều khi không muốn ăn và ăn không ngon miệng.
Cách khắc phục: Nếu nghi ngờ mắc bệnh nên đưa trẻ đi khám sớm, bác sĩ sẽ làm một số phép thử test để kiểm tra mức độ lâm bệnh. Ngoài việc dùng Thu*c thì việc thay đổi cách sống, áp dụng lối sống khoa học, tránh dùng một số loại thực phẩm có nguy cơ làm tăng bệnh, bổ sung thêm probiotic (khuẩn có ích) vào cho sữa chua, hướng dẫn trẻ các kỹ năng giảm stress, luyện tập, hoạt động, tránh cuộc sống tĩnh tại.
Bệnh dị ứng
Mức độ mắc bệnh: Nếu cha hoặc mẹ mắc bệnh thì rủi ro mắc bệnh dị ứng ở trẻ là 50%, nhưng nếu cả 2 mắc bệnh thì mức độ rủi ro này càng cao.
Dấu hiệu: Thường có hiện tượng cảm lạnh, viêm nhiễm tai, mũi đỏ, đau nhức mũi, khó chịu, ngoài ra còn có trường hợp đỏ và đau mắt, hắt hơi, ho liên tục, hoặc các dấu hiệu như hen .v.v...
Cách khắc phục: Nếu xuất hiện những hiện tượng trên ở nhóm trẻ từ 3-5 tuổi thì nên đưa trẻ đi khám bác sĩ. Trường hợp nhẹ bác sĩ có thể cho dùng Thu*c như anthihistamines, hoặc Thu*c nhỏ mũi. Trường hợp nặng như khó thở có thể phải làm một số phép thử, kể cả thử máu và dùng một số loại Thu*c, như Thu*c chống dị ứng hoặc liệu pháp miễn dịch.
Bệnh có liên quan đến cảm xúc
Không chỉ có những loại bệnh về thể chất mà còn có cả những căn bệnh liên quan đến thần kinh trẻ cũng rất dễ mắc phải do di truyền để lại, trong đó có căn bệnh liên quan đến cảm xúc, bệnh trầm cảm, lo lắng, bệnh rối loạn đa cực .v.v...
Đây là những căn bệnh rất khó chẩn đoán nhưng lại gây ra nhiều nỗi cơ cực cho trẻ nhỏ. Nếu phát hiện thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường như buồn không bình thường, bồn chồn, lo lắng, thiếu hụt chú ý hoặc thay đổi tính cách, ăn uống thất thường thì nên đi khám ngay.
Sau khi tìm ra nguyên nhân bác sĩ sẽ kê đơn và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Theo xaluan.com