Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Hà Nội tầm soát bệnh tan máu bẩm sinh trong cộng đồng

Hà Nội mở rộng tầm soát sàng lọc bệnh thalassemia cho thai phụ trước sinh và trẻ sơ sinh, học sinh THCS và THPT, nhằm phát hiện và điều trị sớm, giảm chi phí.

Đề án này được ubnd tp hà nội công bố tối 19/9, thời gian thực hiện từ năm 2022 đến năm 2030. trong đó, hà nội đặt mục tiêu 100% thai phụ được tư vấn về tầm soát thalassemia trước sinh; tối thiểu 95% nam, nữ thanh niên được tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn. bên cạnh đó, 100% cán bộ dân số, y tế tham gia đề án có kiến thức, tư vấn về sàng lọc thalassemia trước sinh, trẻ sơ sinh, sức khỏe trước khi kết hôn... học sinh thcs, thpt là dân tộc thiểu số, tầm soát khoảng 5.000 trường hợp một năm.

Theo ubnd tp hà nội, đề án nhằm phổ cập, tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn cho cộng đồng, đồng thời tầm soát, chẩn đoán, điều trị các bệnh, dị tật bẩm sinh, nâng cao chất lượng dân số. sàng lọc, phát hiện sớm bệnh thalassemia giúp giảm các chi phí điều trị của xã hội và gia đình, gánh nặng ngân sách y tế.

Thalassemia còn gọi là bệnh tan máu bẩm sinh, bệnh nhân phải truyền máu và điều trị thải sắt cả đời. đây là bệnh di truyền có tỷ lệ người mang gene bệnh cao nhất thế giới, phổ biến hơn cả down, cứ 1.000 người thì có 100 người mang gene mà không biết.

Hiện chưa có phương pháp điều trị khỏi bệnh, chủ yếu chữa triệu chứng - truyền máu và thải sắt. ước tính, một người bệnh thalassemia nặng điều trị đến năm 30 tuổi cần chi phí khoảng 3 tỷ đồng. mỗi năm, cả nước cần có trên 2.000 tỷ đồng để tất cả bệnh nhân này được điều trị tối thiểu và cần khoảng 500.000 đơn vị máu đạt tiêu chuẩn để truyền tiếp cho họ.

Biện pháp phòng bệnh tốt nhất là nâng cao nhận thức của cộng đồng, hạn chế sinh ra những trẻ bị bệnh. Nếu hai người mang gene bệnh lấy nhau thì 50% con sinh ra mang gene này; 25% trẻ bị bệnh ở mức độ nặng, phải truyền máu và điều trị bằng thuốc cả đời; chỉ có 25% trẻ chào đời khỏe mạnh. Vấn đề là nhiều người có thể mang gene di truyền bệnh này mà không biết. Họ thường không có biểu hiện gì đặc biệt hoặc chỉ thiếu máu nhẹ.

Những tiến bộ y học ngày nay cho phép sàng lọc gene bố mẹ và thai nhi, giúp phát hiện sớm và có biện pháp hỗ trợ, điều trị thalassemia.

Một em bé mắc thalassemia đang truyền máu tại viện huyết học - truyền máu trung ương. ảnh: công thắng

Năm 2018, Việt Nam ghi nhận có khoảng 12 triệu người mang gene bệnh tan máu và trên 20.000 người mắc ở mức độ nặng cần điều trị.

Hà nội từng thực hiện đề án tầm soát sàng lọc trước sinh và sơ sinh giai đoạn 2016-2020, qua đó phát hiện được 285 người mang gene thalassemia, khám sàng lọc nghi ngờ khoảng 2.900 ca tại 5 huyện ba vì, thạch thất, quốc oai, mỹ đức, chương mỹ. bên cạnh đó, thành phố cũng sàng lọc bệnh tim bẩm sinh, phát hiện 245 trẻ mắc bệnh; sàng lọc khiếm thính cho trẻ dưới 5 tuổi.

Chi Lê

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/ha-noi-tam-soat-benh-tan-mau-bam-sinh-trong-cong-dong-4513315.html)

Tin cùng nội dung

  • Rối loạn đường tiểu (RLĐT): tiểu nhiều lần, tiểu đêm và tiểu không tự chủ là những chứng bệnh thai phụ thường mắc phải trong quá trình mang thai.
  • Do thay đổi S*nh l*, nội tiết thai phụ khó ăn, nôn mửa, sức đề kháng giảm nên dễ bị đau dạ dày.
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Thalassemia là một dạng rối loạn máu di truyền gây nên tình trạng thiếu máu. Có một số dạng thalassemia chính, bao gồm alpha-thalassemia, beta-thalassemia, thiếu máu Cooley và thiếu máu Địa Trung Hải.
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY