Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

7 nguyên nhân khiến trẻ chậm biết đi

Tình trạng chậm biết đi được giải thích là khi đủ 18 tháng tuổi nhưng bé vẫn chưa thể tự bước đi độc lập. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này như: sinh non, mắc các rối loạn về não bộ, về cơ bắp hoặc do chế độ chăm sóc không phù hợp.

Di truyền

Nếu cha, mẹ hoặc cả hai có tiền sử chậm biết đi trong thời thơ ấu thì khả năng cao là sẽ di truyền đặc điểm này cho bé cưng.

7 nguyên nhân khiến trẻ chậm biết đi

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Tính cách

Một số trẻ không vội vàng tập đi, nhóm này thận trọng hơn với việc chấp nhận rủi ro để thành thạo việc đi lại độc lập. Những đứa trẻ này hài lòng với việc dành thời gian và học các bước phát triển trong thời gian riêng của chúng.

Môi trường

Một số bé thường xuyên bị ốm hoặc phải nằm viện dài ngày khi còn nhỏ có thể ít có cơ hội di chuyển và thực hành các kỹ năng vận động thô hỗ trợ cho việc đi lại. Ngoài ra, một số trẻ sơ sinh cũng ở trong môi trường không có cơ hội di chuyển hay chơi trên sàn nhà, ít điều kiện sử dụng các kỹ năng vận động thô đang phát triển của chúng cũng có thể bị chậm đi.

Sinh non

Trẻ sinh sớm có thể có các mốc phát triển vận động chậm hơn. điều này tùy thuộc vào mức độ sinh non của trẻ. những đứa trẻ sinh non nên được theo dõi, đánh giá dựa trên các mốc quan trọng theo ngày dự sinh chứ không phải ngày chúng được sinh ra.

Một bệnh hiếm gặp hoặc hội chứng di truyền

Đôi khi chậm đi kết hợp với các biểu hiện chậm vận động thô khác có thể là triệu chứng bệnh hiếm gặp ở trẻ. một số ví dụ điển hình là hội chứng barth, hội chứng rett và hội chứng russell-silver. lúc này, các bác sĩ sẽ yêu cầu phân tích di truyền để xác định nguyên nhân gây chậm vận động thô ở trẻ.

Sức khỏe thể chất của trẻ

Giảm trương lực cơ (trương lực cơ thấp) là nguyên nhân chính gây ra tình trạng chậm biết đi ở trẻ nhỏ. Giảm trương lực cơ cũng có thể xuất hiện trong một căn bệnh hiếm gặp như hội chứng Williams. Chậm biết đi cũng là một dấu hiệu của bệnh bại não nhẹ.

Những bệnh lý nội tạng

Thể lực của trẻ sẽ bị kém đi khi mắc phải một số bệnh lý nội tạng nên trẻ sẽ không thể biết đi theo đúng như thang đo phát triển đối trường hợp thông thường. Các bệnh lý nội tạng sẽ không gây ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thần kinh vận động nhưng có thể ảnh hưởng tới sức mạnh của cơ. Do đó, tình trạng chậm biết đi gần như là một kết quả được dự báo từ trước.

Cách dạy trẻ chậm biết đi

Có nhiều cách để thúc đẩy bé biết đi đúng thời hạn, ví dụ như can thiệp dinh dưỡng, sử dụng thuốc hỗ trợ để bổ sung các vi chất và muối khoáng... Tuy nhiên, cần xác định nguyên nhân khiến trẻ chậm đi và tìm cách khắc phục nguyên nhân đó. Dưới đây là một số cách dạy trẻ chậm biết đido thiếu sự vận động.

Nắn tay, chân cho trẻ

Thường xuyên thực hiện các động tác nắn chân và nắn tay cho bé. khi nắn thì chân tay duỗi thẳng ra, bố mẹ hoặc người thân vừa nắn và vừa trò chuyện với bé, làm cho em bé vừa cảm thấy thoải mái, vừa có thể học ngôn ngữ và vừa có ích cho sự vận động của bé. việc nắn tay chân sẽ giúp tăng lưu lượng máu tuần hoàn đến các cơ và làm tăng khả năng phản xạ của gân xương. một trong những cách dạy trẻ chậm biết đi bằng phương pháp nắn tay chân, đó là thực hiện động tác kích thích đôi chân của bé đó là co duỗi liên tục, tương tự như động tác “đạp xích lô”. hiệu quả của việc nắn tay chân là làm tăng khối cơ chân và sức co của đôi chân. ba mẹ nên thực hiện động tác nắn từ 3 - 5 lần/ngày và nắn từ đùi xuống bàn chân và từ nách đến bàn tay, sau đó có thể để bé tự co duỗi.

Kích thích trẻ vận động

Để đồ chơi ở ngoài tầm với của trẻ, sẽ kích thích sự vận động của trẻ. Ba mẹ cần sử dụng món đồ chơi mà bé yêu thích, đó cũng có thể là những vật dụng đơn giản, ví dụ như cốc và thìa, là những món đồ chơi mà các bé rất thích. Bé có thể cầm thìa để mút và gặm cốc, hoặc dùng thìa gõ vào cốc để phát ra tiếng động. Nếu có thể, ba mẹ nên lựa chọn những đồ chơi, vật dụng được làm bằng chất liệu gỗ để đảm bảo an toàn đối với trẻ, vì chúng không vỡ và không gây chấn thương. Ban đầu, ba mẹ hãy đưa bé đến một sàn rộng, sau đó để đồ chơi ra xa tầm với của bé. Để lấy được món đồ chơi mà bé thích thì bé phải với, trườn, bò. Đó làcách dạy trẻ chậm biết đi. Tuy nhiên, ba mẹ cũng không nên để đồ chơi xa quá sẽ khiến bé nản. Mỗi lần bé chạm gần tới đồ chơi, ba mẹ có thể di chuyển đồ chơi ra xa hơn chút nữa, lặp lại khoảng 2 - 3 lần, rồi cho bé chạm 1 lần để khiến bé hứng thú, tránh để bé không chạm được sẽ khiến bé nản và từ bỏ.

Tạo không gian để bé tập đi

Nếu được, cha mẹ hãy bố trí một khu vực đủ rộng và an toàn để bé có thể tập đi. Muốn trẻ tập đi được, phải có không gian để trẻ tập bò và vận động. Vớicách dạy trẻ chậm biết đinày, cha mẹ có thể bố trí thêm các điểm tựa cho bé như thành ghế, bàn hoặc thành giường, tay vịn ở trên tường, tuy nhiên cần đảm bảo an toàn cho bé và có tác dụng kích thích bé tập đi. Khi đó, bé sẽ tự tin hơn trong việc tập đi, nhất là với những bé hơi nhút nhát.

Nâng đỡ bé

Ba mẹ cần phải kích thích và nâng đỡ bé để giúp bé tập đi. Nâng đỡ tức là khi bé cố gắng tập một động tác nào đó thì ba mẹ có thể hỗ trợ để giúp bé thực hiện thành công và khiến bé thấy việc tập vận động là rất thú vị. Nâng đỡ trongcách dạy trẻ chậm biết đicòn giúp bé không hoảng sợ khi tập bò, tập đứng hay tập đi. Với việc tập đi, thì khi bé đứng, cha mẹ có thể nâng nhẹ hai nách của bé để bé cảm thấy an toàn và đưa chân tập đi.

Cứ thế, bé được tập luyện từng ngày, bé sẽ thấy hứng thú và dần dần thích được làm các động tác khó hơn ở những lần sau. Song song với việc nâng đỡ,cách dạy trẻ chậm biết đilà cha mẹ cũng cần kích thích bằng cách hướng dẫn bé, tạo sự chủ động để bé làm quen với những động tác mà bé chưa từng làm để bé cảm thấy thích và muốn thực hiện những động tác đó.

Ví dụ, khi bé bắt đầu tập đứng, cha mẹ có thể nâng bé dậy để bé đứng. Khi đó, bé sẽ cảm thấy việc đứng rất thú vị và không đáng sợ. Để bé tập đi, cha mẹ có thể giữ nách của bé và cùng đi với bé để bé cảm thấy việc đi rất vui và an toàn.

Tuy nhiên, vớicách dạy trẻ chậm biết đinào thì khi tập đi thì cổ bé cần phải cứng và lưng phải thẳng. Ở giai đoạn đầu tập đi, cha mẹ cần ở cạnh bé, để bé tập đi khoảng 1 - 2 bước bằng cách thử thả tay ra, và để bé ngã vào lòng cha mẹ. Khi đó sức cơ của bé sẽ tăng lên rất nhanh. Cha mẹ cũng cần động viên bé bằng cách khen ngợi và ôm ấp bé vào lòng. Cứ thế, bé tập đi từng ngày và đến thời điểm bé sẽ tự đi được.

Để trẻ ở gần những trẻ cùng trang lứa khác

Để trẻ ở gần với những trẻ có khả năng phát triển vận động tương tự hoặc hơn bé sẽ lôi cuốn và kích thích trẻ làm theo. Đây cũng là một trong nhữngcách dạy trẻ chậm biết đi, tuy nhiên, cần tránh để trẻ vào nhóm chênh lệch sự vận động vì có thể không có tác dụng kích thích trẻ. Khuyết điểm của biện pháp này có thể khiến trẻ bị lây nhiễm từ trẻ khác nếu trẻ đó bị bệnh, tuy nhiên nó có tác dụng rất tích cực.

Theo Lan Anh/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.kinhtedothi.vn/khoe-dep/nguyen-nhan-khien-tre-cham-biet-di-70836.html

Theo Lan Anh/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/7-nguyen-nhan-khien-tre-cham-biet-di/20230315081906415)

Tin cùng nội dung

  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY