Cây thuốc quanh ta hôm nay

Chữa bệnh bằng hoa

Những bông hoa của cây Thu*c này ở vùng đất nóng bỏng, nhiều đồi cát: Bình Thuận. Hoa đẹp nhưng lại của những cây Thu*c bình dị, có khi dữ dằn như: cây bạch tật lê, còn có tên quỷ kiến sầu, hay cây xương rồng đầy gai.

Tất cả chúng đều là cây Thu*c quý: đẹp cả hình thức lẫn nội dung. Điều thú vị là, phần lớn trong 7 loài hoa được chụp trong loạt ảnh này đều có... đôi.

1. lạc tiên:

tên khoa học herba passiflorae. họ lạc tiên (passifloraceae). công dụng: làm Thu*c ngủ, an thần, chữa suy nhược thần kinh, kinh nguyệt sớm, đau bụng nhiệt (thường phối hợp với các vị Thu*c khác như lá dâu, lá vông). hoa của loại cây này mỏng manh, giản dị nhưng đẹp lạ thường, như… tiên nữ.

2. bạch tật lê có tên khoa học tribulus terrestris.

có sách viết trổ hoa vào cuối xuân đầu hạ, nhưng chúng tôi chụp được ảnh hoa bạch tật lê vào tháng 7 âm lịch. bạch tật lê từng được sử dụng như một chất kích thích T*nh d*c, tăng cường sức lực trong y học cổ truyền ấn độ và trung quốc. một nghiên cứu gần đây trên chuột đực cho thấy, chất protodioscin trong bạch tật lê có tác dụng kích thích T*nh d*c: áp lực trong thể hang của D**ng v*t tăng, tần xuất giao hợp và xuất tinh đều tăng.

3. Sa sâm còn có tên là Pissenlit maritime.

Vì vị Thu*c này có công dụng như nhân sâm mà lại mọc ở cát nên được gọi là sa sâm. Đông y dùng sa sâm làm Thu*c trong các trường hợp sau: cảm sốt, miệng khô khát nước, phổi nóng mà ho, ho ra máu. Ngoài ra Sa sâm còn được phối hợp cùng với các vị Thu*c khác như: ba kích, dâm dương hoắc, nhục thung dung để ngâm rượu Thu*c giúp tăng cường chức năng S*nh l* và bồi bổ sức khỏe.

4. Sổ Hooker - Dillenia hookeri Pierre, thuộc họ Sổ - Dilleniaceae.

Hoa mọc từng đôi, màu vàng tươi; lá đài ngoài có lông; nhị có bao phấn thẳng; lá noãn 6 - 7. Cây sổ này được dùng để chế biến nước tăng lực.

5. ngẽo nghọt có tên khoa học gloriosa superba l. thuộc họ hành tỏi liliaceae.

hoa mọc đơn độc hoặc gần nhau thành ngù giả ở đầu cành, hoa to rất đẹp, cuống dài 10 - 15cm, dáng đặc biệt, cánh hoa vàng đỏ đẹp ở 2/3 trên, phía dưới màu vàng tươi. do vậy, cây này còn có tên: vinh quang rực rỡ…người ta dùng thân rễ tươi giã nát đắp lên phía trên mu âm hộ để giúp cho rễ đẻ, hoặc cho nhau thai chóng ra. có khi người ta chỉ đắp lên gan bàn chân cũng có kết quả.

6. Xương rồng:

Euphorbia antiquorum L. Đây là cây quen Thu*c, có nhiều gai tưởng chứng xấu xí, nhưng lại có hoa đẹp rực rỡ. Cây này dùng để chữa đau răng, quả (ở một số loài xương rồng) làm nước giải khát tuyệt vời và chữa viêm họng mãn.

7. Muống biển:

Ipomoea biloba Forsk. Cây giống rau muống nhưng ở biển, cả hoa cũng vậy. Tuy nhiên, thân của nó khi già có khi to bằng cổ tay và giống thân gỗ. Muống biển dùng để hỗ trợ chữa béo phì, chữa cảm mạo, sốt, chân tay đau nhức, thủy thũng… Hoa của nó đôi khi tạo thành thảm hoa vô cùng đẹp.

Chùm ảnh của Nguyễn Hưng

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/chua-benh-bang-hoa-n104292.html)

Tin cùng nội dung

  • Sau lứa tuổi 40, nam giới thường gặp nhiều trục trặc trong chuyện chăn gối do sự suy giảm của hormone Sinh d*c nam.
  • Suy nhược thần kinh có phải là một biểu hiện của tâm thần nhẹ không, thưa bác sĩ? Những ai hay bị bệnh này?
  • Suy nhược thần kinh là một bệnh rối loạn cơ năng hoạt động của thần kinh cao cấp, biểu hiện bằng các triệu chứng: nhức đầu, mất ngủ, tim đập mạnh...
  • Do các khái niệm về bệnh ung thư giữa Đông y, và Tây y có nhiều điểm không tương đồng. Vì vậy, nhiều người đã lợi dụng để thổi phồng vấn đề, chữa được “ung thư” bằng các cây, con ở một số địa phương.
  • Từ ngàn xưa cho đến ngày nay, người dân Ấn Ðộ đã có thói quen dùng hoa và dược thảo từ thiên nhiên để ngâm tắm...
  • Theo y học cổ truyền, có 8 cách để làm giảm béo phì như cách hóa thấp, khử đờm, lợi thủy, thông thông phủ, tiêu đạo,...
  • Bệnh suy nhược thần kinh - còn gọi là tâm căn suy nhược được xác định là do căn nguyên tâm lý (chấn thương tinh thần, stress...) gây nên.
  • Theo Đông y, thiên ma vị cay, tính bình; vào kinh can, có tác dụng bình can tức phong, hoạt lạc, thông tý.Thiên ma còn gọi là minh thiên ma, xích tiễn, định phong thảo. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ củ. Thường để cả củ khô, khi dùng ngâm nước gừng thái lát. Theo Đông y, thiên ma vị cay, tính bình; vào kinh can, có tác dụng bình can tức phong, hoạt lạc, thông tý. Hằng ngày có thể dùng 4 - 12g bằng cách nấu, sắc, ngâm, hãm. Sau đây là cách dùng thiên ma chữa bệnh:
  • Theo Đông y, lục lạc ba lá có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh. Thân và lá có vị đắng, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.Cây lục lạc ba lá còn có tên gọi là cây sục sạc, rủng rảng, muồng phân, muồng lá tròn, dã hoàng đậu, chư thi đậu…, thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước, thường mọc ven đường đi, bờ sông, đất hoang.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY