Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Chữa bệnh tiêu chảy mùa mưa lũ

Trong vùng lũ lụt, nguy cơ mắc các bệnh do lũ lụt gây ra như bệnh đường tiêu hoá là rất cao, đặc biệt là bệnh tiêu chảy.
Ảnh minh họa.

Một số Thu*c trị tiêu chảy thường dùng:

Berberin: là một loại kháng sinh thực vật tương đối lành tính, trị các bệnh đường ruột như: hội chứng lỵ (lỵ trực khuẩn, lỵ amip); tiêu chảy do viêm ruột. Thu*c dạng viên nén có các hàm lượng: 10mg/viên dùng cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên. uống trước khi ăn 1-2 giờ buổi sáng và tối (liều dùng theo tờ hướng dẫn sử dụng). Thu*c chống chỉ định đối với trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai, cho con bú.

Diosmectite (smecta): là Thu*c điều trị triệu chứng, không có tác dụng điều trị tiêu chảy do nhiễm khuẩn. diosmectide bao phủ và bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa chữa tiêu chảy cấp cho trẻ em từ 1 tuổi trở lên và người lớn. cần thận trọng khi dùng diosmectite để điều trị tiêu chảy nặng, vì Thu*c có thể làm thay đổi độ đặc của phân. diosmectite có thể hấp thụ một số Thu*c khác, do đó có thể ảnh hưởng tới thời gian và tỷ lệ hấp thu của các Thu*c đó, nên uống các Thu*c khác sau khi uống diosmectite khoảng 2 - 3 giờ.

Loperamid: Có tác dụng giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch đường tiêu hóa, hạn chế mất nước và điện giải, tăng trương lực cơ thắt hậu môn. Thu*c không dùng cho trẻ dưới 12 tuổi. Ngừng Thu*c khi không có hiệu quả trong 48 giờ, khi bị táo bón, trướng bụng, liệt ruột. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Men vi sinh probiotic: dùng khi tiêu chảy do loạn khuẩn ruột. nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng probiotics có thể giúp ngăn ngừa hoặc điều trị tiêu chảy liên quan đến phác đồ kháng sinh lâu dài. hơn nữa, probiotic cũng có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian mắc bệnh tiêu chảy truyền nhiễm cấp tính ở trẻ em và người lớn cũng như có thể giúp ngăn ngừa bệnh lý này.

Kẽm: có tác dụng tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ tiêu chảy kéo dài, làm đặc phân. cần bổ sung kẽm liên tục 10-15 ngày cho trẻ bị bệnh.

Thu*c kháng sinh: tetracyclin, norfloxacin, ciprofloxacin, metronidazol, neomycin… chỉ dùng khi bị tiêu chảy nặng do vi khuẩn, đã được bác sĩ khám và chỉ định. không dùng các loại kháng sinh kể trên cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. trẻ em dưới 16 tuổi. người tiêu chảy do e. coli.

Bổ sung nước và chất điện giải: tiêu chảy làm người bệnh mất nước và chất điện giải vì vậy cần quan tâm bổ sung, nhất là trẻ em, tránh mất nước dễ sinh co giật có khi Tu vong. dùng oresol pha nước hoặc nước cháo muối cho người bệnh uống. cần chú ý pha oresol theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

Ngoài ra, có thể dùng lá ổi non để trị tiêu chảy như sau: lấy 30- 50g lá ổi non tươi, giã nát rồi sắc với 100ml nước cho người bệnh uống (dùng chữa tiêu chảy cấp cho người lớn và trẻ em).

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/chua-benh-tieu-chay-mua-mua-lu-521821.html)

Tin cùng nội dung

  • Nghiên cứu cho thấy, có tới 60% trẻ dưới 6 tháng tuổi, có triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Hậu quả khiến trẻ chậm lớn, quấy khóc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
  • Người già, trẻ em là những đối tượng dễ bị tiêu chảy nặng, có thể suy thận, trụy mạch nếu không được cấp cứu kịp thời.
  • Khí hậu nóng ẩm mùa hè là điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây tiêu chảy. Bệnh thường gặp ở những nơi vệ sinh kém, thức ăn bị ô nhiễm.
  • Ngoài lý do mắc tiêu chảy do ăn phải thức ăn chứa vi khuẩn hay do độc tố của vi khuẩn, trẻ còn có thể mắc tiêu chảy do virut như Rotavirus...
  • Nguyên nhân gây tiêu chảy mạn tính có thể do kém hấp thu trong loạn khuẩn đường ruột do lạm dụng kháng sinh; tổn thương niêm mạc ruột do viêm mạn; thiếu enzym tiêu hóa; nghiện rượu; ung thư đường ruột; bệnh lý gây rối loạn chuyển hóa như trong đái tháo đường, xơ gan... Ăn uống có vai trò quan trọng trong điều trị tiêu chảy mạn.
  • Thần khúc là chế phẩm từ bột mì và các bột Thu*c khác, trộn đều, ép khuôn, cho lên men. Trong thần khúc có tinh dầu, các men rượu bia, protein, lipid và vitamin.
  • Theo y học cổ truyền, sắn thuyền có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng thu sáp, kháng khuẩn, tiêu viêm, làm lành vết thương. Thường dùng để sát khuẩn, điều trị vết thương phần mềm, tiêu chảy, bạch đới,…
  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Bệnh tiêu chảy ở trẻ em bị gây ra bởi vi – rút và thường tự cải thiện trong vòng một tuần. Nếu tiêu chảy do vi - rút trẻ thường có triệu chứng sốt và khởi bệnh với việc nôn ói
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY