Kinh tế xã hội hôm nay

Chữa bỏng bằng Thuốc lá, bé 13 tháng tuổi bị nhiễm trùng nặng

(MangYTe) - Bé trai bị bỏng nước sôi ở vùng bụng được người nhà đắp Thuốc lá để điều trị dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, hoại tử, vết bỏng càng thêm sâu.

Bệnh viện sản nhi nghệ an ngày 19/11 cho biết, đơn vị đang điều trị cho bệnh nhi bị bỏng nặng ở vùng bụng. sau 2 lần ghép da, bệnh nhi đang tiếp tục được theo dõi, điều trị tích cực.

Trước đó, khoa chấn thương chỉnh hình - bỏng, bệnh viện sản nhi nghệ an tiếp nhận bệnh nhân đ.n.a (13 tháng tuổi, trú tại huyện diễn châu, nghệ an) nhập viện trong tình trạng bị bỏng nước sôi vùng bụng ngày thứ 5.

Khai thác hồ sơ bệnh án, bé bị bỏng nước sôi, sau khi nghe người quen giới thiệu, người nhà đã đi lấy Thuốc lá trị bỏng về để đắp cho con. tuy nhiên, tình trạng của bé không đỡ, càng ngày càng sưng to và đau, sốt cao không dứt nên gia đình mới đưa đến bệnh viện chữa trị.

Chữa bỏng bằng Thuốc lá, bé 13 tháng tuổi bị nhiễm trùng nặng - 1Sau 2 lần ghép da, hiện bệnh nhi đang được theo dõi điều trị tích cực.

Ngay khi nhập viện, các bác sỹ, điều dưỡng khoa Chấn thương chỉnh hình - Bỏng đã làm sạch dịch mủ và vệ sinh sạch sẽ tại vị trí bỏng, đồng thời điều trị toàn thân, truyền kháng sinh, truyền dịch, dùng Thuốc giảm đau, mổ cắt lọc hoại tử bỏng 2 lần.

Theo bác sĩ ckii thái văn bình - trưởng khoa chấn thương chỉnh hình - bỏng, bé đ.n.a nhập viện trong tình trạng vết bỏng bị sưng nề, chảy dịch đục, vùng cổ, ngực, bụng, cẳng tay phải bị phồng rộp nước, có phần hoại tử đen kèm theo chảy mủ hôi, nhiễm trùng nặng. 

“bệnh nhân bị hoại tử bỏng sâu độ 3, độ 4 do bỏng nước sôi, kết hợp với nhiễm trùng do bôi Thuốc lá tạo màng gây tăng thêm độ sâu cho vết thương, khiến việc chữa trị thêm phần phức tạp. vì bệnh nhi bị nhiễm trùng, nhiễm độc nặng nên phải dùng kháng sinh liều cao, sức khỏe chưa ổn định và phải chuyển khoa hồi sức tích cực ngoại để điều trị, sau đó mới chuyển về khoa chấn thương chỉnh hình - bỏng để tiến hành ghép da”, bác sĩ bình cho hay.

Hiện, bệnh nhi đã ghép da lần 2 và đang tiếp tục được theo dõi, điều trị tích cực tại bệnh viện

CTV Nhật Minh/VOV.VN

Mạng Y Tế
Nguồn: VTC (https://vtc.vn/chua-bong-bang-thuoc-la-be-13-thang-tuoi-bi-nhiem-trung-nang-ar581484.html)

Tin cùng nội dung

  • Phát hiện và can thiệp sớm trước tuổi đi học có thể tác động lớn tới khả năng học các kỹ năng và sự hòa nhập xã hội của trẻ.
  • Vào mùa nóng, khi nước trong cơ thể bài tiết qua tăng lên, lượng nước tiểu sẽ giảm xuống, tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm đường tiết niệu.
  • Em bị viêm tụy cấp, hiện nay đã đỡ. Trong quá trình chữa bệnh, thầy Thuốc điều trị dặn em kiêng rượu, bia, Thuốc lá.
  • Điển hình của tiêu chảy nhiễm trùng là nôn ói, đau bụng, sốt bên cạnh triệu chứng tiêu chảy.
  • Hiện tại có loại Thu*c nào có thể ngăn cho việc bị tái lại không? Con tôi ăn uống chung với mẹ có bị lây không.
  • Đọc các câu tư vấn và các thông tin về Thu*c điều trị đột quỵ tại TPHCM, chúng tôi thấy rất phấn khởi vì y học phát triển, tay nghề của các BS TPHCM tiến quá nhanh. Đặc biệt, theo dõi chùm bài của TS.BS Nguyễn Huy Thắng, trưởng khoa bệnh lý mạch máu não BV Nhân dân 115, chúng tôi thấy phục TS Thắng quá!
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Cai nghiện Thuốc lá là một quá trình đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, ý chí và quyết tâm của bản thân người nghiện cũng như sự ủng hộ của những người xung quanh. Mặc dù không dễ dàng, nhưng nhiều người đã thành công. Bên cạnh những biện pháp giúp khắc phục các triệu chứng khi cai nghiện Thuốc lá, hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện những dòng sản phẩm hỗ trợ giúp quá trình cai nghiện trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Khói Thuốc lá gây hại cho cả người hút lẫn không hút Thuốc.
  • Là một nhân viên y tế, bạn có thể phải tiếp xúc với nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau. Sự lây nhiễm có thể xảy ra qua máu, không khí, dịch tiết từ miệng hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu truyền nhiễm. Hãy tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm trùng bằng cách làm theo các hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm tại nơi làm việc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY