Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Chữa chứng mất ngủ cho người già hiệu quả

Người già thường gặp các chứng bệnh mất ngủ và khó ngủ làm suy nhược thần kinh, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày.

Để chữa bệnh mất ngủ ở người già các bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

Vì sao người già thường bị mất ngủ?

Ảnh minh họa.

Do bệnh tật tại các cơ quan thực thể làm gián đoạn giấc ngủ, hay gặp là các bệnh về xương khớp như loãng xương, viêm đa khớp, thấp khớp; các bệnh tim phổi như suy tim, viêm phổi, hen phế quản; bệnh của vùng tiểu khung như u xơ tiền liệt tuyến, u xơ tử cung; bệnh tiểu đường… Những bệnh này làm cho đau đớn, khó thở, tiểu tiện nhiều lần gây mất ngủ.

Do ảnh hưởng tâm thần kinh: tuổi già thường lo lắng nhiều chuyện, buồn chán vì cô đơn, sức khỏe kém, không được con cái quan tâm. Những yếu tố này dẫn tới trầm cảm, đau đầu, mất ngủ.

Do Thu*c men: một số Thu*c có thể gây mất ngủ như Thu*c hạ áp, corticoid, Thu*c nội tiết…

Do chế độ ăn uống: ăn quá no, ăn chất cay nóng, uống nước trà tàu, uống nhiều nước trước lúc đi ngủ…

Do chế độ sinh hoạt: phòng ngủ không được gọn gàng sạch sẽ, không yên tĩnh, gia đình không hòa thuận.

Làm gì để người già có giấc ngủ ngon?

Đưa người già đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh tật và điều trị ngay.

Không nên cho người già uống nhiều Thu*c ngủ, chỉ dùng Thu*c theo chỉ định của bác sĩ.

Bố trí cho người già ở trong phòng kín đáo, thoáng khí, tránh gió lùa, chăn êm nệm ấm. đối với những người đi lại khó khăn, sức yếu thì phải bố trí người luôn ở bên cạnh để trợ giúp trong mọi hoàn cảnh.

Động viên và tạo điều kiện để người già tham gia các hoạt động tập thể như tập dưỡng sinh, sinh hoạt câu lạc bộ người cao tuổi…

Người già nên sinh hoạt điều độ, ngủ đúng giờ, buổi trưa chỉ ngủ từ 20 đến 30 phút, hoạt động nhẹ nhàng, thư giãn chứ không nên chỉ ngồi một chỗ.

Chuẩn bị chậu nước muối ấm cho người già ngâm chân khoảng 15 phút trước khi đi ngủ.

Người già thường thức dậy nửa đêm vì khó ngủ và nằm trằn trọc khiến cho giấc ngủ trở nên nặng nề, lúc ấy tốt nhất là hãy ra khỏi giường và đi lại một lát rồi vào giường ngủ lại.

Không nên để người già tham gia vào những nơi đông người, ồn ào.

Quan tâm chu đáo đến người già cả về vật chất lẫn tinh thần. có như thế người già mới sống vui, sống khỏe cùng con cháu và có những giấc ngủ ngon.

Tránh xa các chất kích thích: Tránh các đồ uống chứa caffein (cà phê, nhiều loại trà, sô-cô-la và một số loại nước ngọt) sau 1 hoặc 2 giờ chiều hoặc hoàn toàn không dùng nếu bạn đặc biệt nhạy cảm với caffein. Caffein làm chặn tác dụng của adenosin, một hóa chất của não để thúc đẩy giấc ngủ. Hạn chế uống rượu, không dùng hơn 1 ly/ngày, tốt nhất không uống ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ. Rượu gây trở ngại cho giấc ngủ sâu và có thể cản trở việc thở. Ngưng hút Thu*c và tránh khói Thu*c lá. Nicotin làm cho khó rơi vào giấc ngủ và khó ngủ yên giấc.

Tập thể dục: Bắt đầu bài tập thường xuyên như đi bộ, chạy bộ hoặc bơi lội có thể giúp bạn ngủ nhanh hơn, có được giấc ngủ sâu hơn và ít thức giấc thường xuyên hơn trong đêm. Nhưng tránh tập thể dục trong vòng một vài giờ trước khi đi ngủ.

Thiết lập một lịch ngủ: Một lịch ngủ thường xuyên sẽ giúp đồng bộ hóa chu kỳ giấc ngủ/thức. Nên xác định ngủ trong thời gian bao lâu là tốt, đi ngủ mỗi đêm và thức dậy mỗi buổi sáng cùng một mốc giờ.

Làm cho phòng ngủ thành một nơi riêng tư: Trước khi đi ngủ, nên ngồi thiền và đọc sách. Giữ phòng ngủ mát mẻ, tối và yên tĩnh, giường nệm nằm thoải mái.

Ăn uống hợp lý: Nên kết thúc bữa ăn tối vài giờ trước khi đi ngủ. Nếu cần bữa ăn nhẹ vào buổi tối, có thể ăn một ít đồ ăn dễ tiêu như táo, sữa chua, ngũ cốc và sữa, hoặc bánh mì nướng và mứt.

Không xem đồng hồ: Nhìn những phút không ngủ trôi qua làm chúng ta khó khăn hơn để trở lại giấc ngủ. Hãy xoay mặt đồng hồ để không thể nhìn thấy nó.

Thiết lập một thói quen thư giãn trước khi đi ngủ: Ngồi thiền, nghe nhạc yên tĩnh để thư giãn trước khi ngủ. Tránh các hoạt động có thể gây căng thẳng như bàn công việc hoặc thảo luận các vấn đề nhạy cảm.

Hạn chế uống nước trước khi đi ngủ: Để giảm thiểu đi tiểu ban đêm khiến giấc ngủ bị gián đoạn, không uống bất cứ loại nước gì trong 2 hoặc 3 giờ trước khi đi ngủ.

Nếu bị rối loạn giấc ngủ liên tục không điều chỉnh được, đặc biệt thường buồn ngủ vào ban ngày, cần gặp các chuyên gia để được tư vấn.

Theo Gia đình Việt Nam

Link bài gốc Lấy link

https://giadinhvietnam.com/chua-chung-mat-ngu-cho-nguoi-gia-hieu-qua-d115057.html

Theo Gia đình Việt Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/chua-chung-mat-ngu-cho-nguoi-gia-hieu-qua/20201212081816348)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư dạ dày có thể tấn công mọi đối tượng và thường gặp nhất ở tuổi trung niên. Song bệnh có thể dễ dàng ngăn ngừa bằng những cách dưới đây.
  • Những người mắc bệnh dạ dày, luôn gặp những khó khăn trong công việc và sinh hoạt hằng ngày, vì những cơn đau thắt đến bất chợt.
  • Viêm dạ dày khá phổ biến và mang lại nhiều phiền toái cho khổ chủ. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng những cách đơn giản dưới đây.
  • Cây sản đắng còn có tên khác là thanh ngâm, mật cá, thằm ngăm đất, cỏ mật đất còn, Người Thái gọi là co kham đin. Tên khoa học là Picria terrae Lour, thuộc họ hoa mõm sói (Scrophulariaeae). Là loài cây thân cỏ, sống hằng năm cao khoảng 20cm.
  • Để sử dụng đúng và có hiệu quả các loại dược liệu, các Bác sĩ viện Y học cổ truyền Trung ương, xin đưa ra hướng dẫn phòng và điều trị bệnh sởi, bằng Y học cổ truyền như sau:
  • Bệnh ung thư có thể được phòng ngừa bằng một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trong đó nhiều loại gia vị và thảo mộc tự nhiên giá rẻ có khả năng giúp bạn tăng sức đề kháng với căn bệnh này.
  • Theo Đông y, lục lạc ba lá có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh. Thân và lá có vị đắng, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.Cây lục lạc ba lá còn có tên gọi là cây sục sạc, rủng rảng, muồng phân, muồng lá tròn, dã hoàng đậu, chư thi đậu…, thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước, thường mọc ven đường đi, bờ sông, đất hoang.
  • Cây xấu hổ tên khác là cỏ thẹn, cỏ trinh nữ, cây mắc cỡ, hàm tu thảo (tên Thu*c trong y học cổ truyền) là một cây nhỏ, mọc thành bụi lớn. Đặc điểm dễ nhận nhất của cây là lá khi đụng phải sẽ cụp rủ xuống nên có tên gọi như trên.
  • Hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá, lá húng chanh, cây xương rồng, quất xanh, trà cam thảo, hoa hồng bạch, lá hẹ chưng đường phèn là những bài Thuốc dân gian hay để các bà mẹ điều trị bệnh ho cho con em mình.
  • Mất ngủ được coi là tình trạng rối loạn giấc ngủ, thường gặp ở người già hoặc người làm việc trí óc căng thẳng. Người bị mất ngủ khó rơi vào giấc ngủ hoặc không duy trì được giấc ngủ dài như mong muốn, kèm theo đau đầu, chóng mặt, hồi hộp, lo lắng, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe. Mất ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, người già thường dễ bị mất ngủ hơn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY