Tin tức hôm nay

Tin tức

Chưa thể đánh giá được hết tổn thương của cháu bé bị dì ruột đốt

Sáng 26-2, các bác sĩ đại diện Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 2 TP Hồ Chí Minh cho biết vẫn chưa thể khẳng định thời gian hồi phục của bệnh nhi N.T.V, sinh ngày 18-12-2014, ngụ TP Vũng Tàu do các bác sĩ đang tích cực điều trị.

Nguyên nhân được cơ quan chức năng xác định là do dì ruột đổ xăng châm lửa đốt vì mâu thuẫn trong việc mượn, trả nợ của giữa người dì và cha cháu bé.

Trước đó, khoảng 21h tối ngày 23-2, bệnh nhi này được BV Lê Lợi tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu chuyển vào tại Khoa cấp cứu BV Nhi Đồng 2 trong tình trạng bỏng nặng 50% độ 2-3 ở vùng mặt, ngực, mặt trước hai cánh tay, mặt trước đùi trái và đã được truyền dịch và giảm đau từ tuyến dưới.

Bé N.T.V hiện đang được điều trị tại Khu Bỏng thuộc Khoa Bỏng chỉnh trực, BV Nhi Đồng 2.

Tại BV Nhi Đồng 2, bé N.T.V đã được các bác sĩ đưa vào cách ly tại Khu Bỏng thuộc Khoa Bỏng chỉnh trực và tiến hành điều trị tích cực như cắt lọc, thay băng, bù dịch cho bệnh nhi. Hiện bé đã qua được giai đoạn đầu của sốc bỏng, không sốt, nước tiểu ổn, mọi chức năng đều bình thường.

Tuy nhiên, theo BS.CK2 Lê Phước Tân, Trưởng Khoa Bỏng chỉnh trực, còn quá sớm để có thể nói trước khả năng và thời gian hồi phục của cháu bé vì nạn nhân đang còn ở giai đoạn đầu của T*i n*n bỏng, trong khi những ca như thế này phải trải qua ba giai đoạn điều trị: bù dịch chống sốc mất nước, chống nhiễm trùng và điều trị di chứng phỏng.

Vì tính chất của trường hợp này là bỏng xăng (thường nặng hơn so với bỏng nước sôi do xăng khi cháy có nhiệt độ rất cao, thường gây bỏng sâu) nên vết thương di chứng sau bỏng rất nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe, vận động, thẩm mỹ và đặc biệt là tâm lý của bệnh nhân.

Nhiều ca bỏng xăng dù được điều trị ngay vẫn có tỷ lệ thương tật nặng, cần điều trị lâu dài. Đặc biệt chỗ bỏng rộng có thể dẫn đến hoại tử thứ phát, độ bỏng sâu hơn, co kéo bề mặt da tạo sẹo xấu, sẹo dính gây hạn chế, khó khăn trong vận động. Nguy hiểm hơn, vết thương có thể bị nhiễm trùng gây nhiễm trùng máu, suy thận, suy đa tạng, ảnh hưởng đến tính mạng.

BS.CK2 Lê Phước Tân cho biết thêm rằng hiện tình trạng của bệnh nhi N.T.V đang diễn tiến nên chưa thể đánh giá được toàn diện tổn thương. Khoa sẽ nỗ lực hết sức để điều trị tích cực cho nạn nhân đồng thời sẽ mời Khoa Mắt khám và đánh giá tổn thương ở mắt cho cháu bé. Cháu bé phải được điều trị lâu dài, thời gian được tính bằng năm và phải trải qua nhiều lần phẫu thuật.

Có 4 mức độ để đánh giá một tổn thương bỏng. Trong đó, khi bị bỏng độ 2, tổn thương đã lan xuống lớp dưới của da. Bỏng độ 3 là loại bỏng nặng, tổn thương lan đến những lớp da sâu hơn và có thể chạm tới cả mạch máu, xương, các cơ quan quan trọng trong cơ thể, có thể dẫn tới Tu vong.

Đối tượng Phượng lúc bị bắt giữ.

Liên quan đến vụ việc này, ngày 23-2, Công an TP Vũng Tàu đã tạm giữ Nguyễn Thị Phượng (27 tuổi, ngụ TP Vũng Tàu) để điều tra làm rõ việc dùng xăng phóng hỏa đốt cháu ruột của mình.

Trước đó, khoảng 17 giờ cùng ngày, Phượng cầm theo can xăng và một con dao đến nhà chị ruột của mình ở đường Lưu Chí Hiếu (phường 10 TP Vũng Tàu) để đòi tiền. Tại đây, Phượng xảy ra mâu thuẫn, cãi nhau với chị ruột. Phượng cầm dao, đổ xăng lên người cháu N.T.V (là con của chị ruột) rồi dùng bật lửa dọa đốt, gây áp lực với chị mình.

Mẹ cháu V. đã can ngăn, giằng co bật lửa trên tay của Phượng khiến bật lửa rơi trúng cháu V., làm ngọn lửa bốc cháy. Gia đình cháu V. đã nhanh chóng dập lửa, đưa nạn nhân đến Bệnh viện Lê Lợi (Vũng Tàu) cấp cứu.

Lúc này, một người trong tổ dân phố của UBND phường 10 đang tuần tra phát hiện vụ việc đã bắt giữ Phượng đưa tới Công an phường 10. Tối cùng ngày, Công an phường 10 đã bàn giao Phượng cho Công an TP Vũng Tàu để điều tra theo thẩm quyền.


Phú Lữ

Mạng Y Tế
Nguồn: Công an nhân dân (http://cand.com.vn/y-te/Chua-the-danh-gia-duoc-het-ton-thuong-cua-chau-be-bi-di-ruot-dot-583195/)

Tin cùng nội dung

  • Trao đổi với Dân trí, ông Phạm Văn Đại – Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết: Sau khi họp bàn vào tối qua Sở quyết định chỉ cho phép 3 trường tổ chức xét tuyển kết hợp với đánh giá năng lực học sinh. Tất cả các trường còn lại đều xét tuyển, trong đó có cả THPT Hà Nội- Amsterdam.
  • Cuốn nhật ký về cháu bé Cù Nguyên Công (nạn nhân trong nghi án buôn người ở chùa Bồ Đề) của người cha nuôi từ ngày đầu cho đến khi bị bán đi và đến tình trạng mất tích hiện nay khiến nhiều người rơi lệ.
  • Ðầu tư cho y tế cơ sở (bao gồm y tế tuyến xã, phường, thị trấn và y tế thôn, bản) gắn với chăm sóc sức khỏe ban đầu và y tế dự phòng là chiến lược chăm sóc sức khỏe đỡ tốn kém
  • Trong tiết trời lạnh giá cuối năm, vượt qua quãng đường hơn 100km từ Hà Nội về xóm Ưng, xã Phú Vinh, Tân Lạc (Hòa Bình), chúng tôi đã ghé thăm cậu bé bất hạnh bị bỏ rơi trong hang đá, bị gắn với tin đồn “ma rừng”.
  • Bạn có thể sống bình thường với quả thận chỉ còn 20% chức năng. Điều đó giải thích tại sao sự suy giảm từ từ và tổn thương dần của thận có thể không được nhận ra trong thời gian dài.
  • Nhóm chuyên gia ở ĐH Princeton Mỹ (UOP) do TS Samuel Wang đứng đầu đã phát hiện thấy tổn thương tiểu não.
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Chụp CT scan đánh giá vôi hóa mạch vành là phương pháp thăm dò nhằm tìm những đốm canxi, hay sự vôi hóa trên thành của động mạch vành nuôi tim
  • Khi bạn tiếp xúc với thời tiết quá lạnh, da và các mô bên dưới có thể bị tê cứng, dẫn đến những tổn thương do lạnh. Tay, chân, mũi và tai là những vùng dễ bị tổn thương do lạnh nhất.
  • Hãy dùng danh sách các câu hỏi dưới đây để giúp bạn đánh giá một nơi ở thích hợp cho người cao tuổi, chẳng hạn như nhà dưỡng lão, hay nhà dành cho người cao tuổi tích cực,...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY