Tai mũi họng hôm nay

Chuyên khoa Tai Mũi Họng chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến như phẫu thuật, vá nhĩ qua kính hiển vi hoặc nội soi, mổ lấy rò, phẫu thuật Bondy, khí dung họng mũi, chích cuốn mũi, đốt cuốn mũi,... Với các bệnh lý thường gặp ở khoa Tai Mũi Họng như: viêm đau họng, ù tai, viêm mũi không do dị ứng, ung thư cổ họng, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm V.A, viêm xương cấp, polyp dây thanh, ung thư thanh quản,...

Chữa viêm tai giữa bằng tổ bọ ngựa – Lợi bất cập hại

Phương pháp chữa viêm tai giữa bằng tổ bọ ngựa tiềm ẩn nhiều rủi ro đến sức khỏe nên vấp phải nhiều ý kiến phản đối từ nhiều chuyên gia. Tham khảo ngay

tổ bọ ngựa (tang phiêu tiêu) là một vị Thu*c được dùng phổ biến trong bài Thu*c cổ truyền. theo các chuyên gia đông y, vị Thu*c quy vào hai kinh can và thận nên có thể điều trị được một số bệnh đường tiết niệu, S*nh l* nam nữ. người ta cũng dùng tổ bọ ngựa để trị bệnh viêm tai giữa. tuy nhiên, phương pháp trên tiềm ẩn nhiều rủi ro đến sức khỏe nên vấp phải nhiều ý kiến phản đối từ nhiều chuyên gia.

Tổ bọ ngựa (tang phiêu tiêu) là gì?

Trong đông y, người ta ít khi dùng con bọ ngựa (đường lang) làm Thu*c mà dùng tổ của nó trên cây dâu (tang phiêu tiêu) để trị bệnh.

Tang phiêu tiêu có hình trứng dài, nhẹ, màu đen hoặc nâu, bên trong có nhiều xếp, mỗi xếp lại có khá nhiều ngăn, mỗi ngăn chứa một trứng. Thông thường, người ta thu tổ khi còn chưa nở rồi đem về sấy khô cho trứng chín. Tang phiêu tiêu được xem là một trong những vị Thu*c được dùng phổ biến trong y học cổ truyền.

Công dụng trị bệnh của tổ bọ ngựa

Theo các thầy Thu*c Đông Y, tang phiêu tiêu có tính bình, vị ngọt, mặn, đi vào hai kinh can, thận. Cũng chính nhờ vào đặc tính trên mà vị Thu*c có công dụng ích tinh, bổ thận, trị được chứng tiểu nhiều (di niệu), tiểu đêm (dạ niệu), són tiểu, di tinh, liệt dương, kinh nguyệt bế, xuất tinh sớm, mộng tinh… Dùng tang phiêu tiêu làm sạch, đem chưng cách thủy với bàng quang lợn rồi lấy ăn có thể trị được chứng đái dầm ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, Thu*c không thích hợp với đối tượng bị tiểu vặt do thấp nhiệt.

Thông thường, người ta hay dùng tang phiêu tiêu phối hợp những loại Thu*c khác để tăng hiệu quả trị bệnh. ở một số nơi, tang phiêu tiêu còn được dùng để trị ráy tai đau nhức, bệnh viêm tai giữa, viêm tai có mủ.

Chữa viêm tai giữa bằng tổ bọ ngựa – Lợi bất cập hại

Viêm tai giữa là tình trạng tai giữa bị nhiễm trùng và sưng viêm do sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn. đây là dạng bệnh lý ở tai giữa vô cùng phổ biến, thường gặp nhiều hơn ở đối tượng trẻ em. bệnh gây nhiều đau đớn do tai bị sưng viêm, chất dịch tích tụ. việc điều trị không đúng phương pháp có thể khiến bệnh chuyển biến nghiêm trọng hơn, gây biến chứng nguy hiểm.

Theo kinh nghiệm dân gian truyền lại, nhiều người sử dụng tổ bọ ngựa đem tán thành bột nhuyễn, sau đó đem nung lên rồi thổi vào tai có thể khiến cho chất dịch trong tai không còn chảy nữa.

Nói về phương pháp trên, GS.TS Dương Trọng Hiếu, Nguyên cán bộ Viện Y học cổ truyền Trung ương cho biết dây là cách trị bệnh tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy cơ đe dọa đến sức khỏe.

Theo bác sĩ, tổ bọ ngựa hay còn gọi là tang phiêu tiêu là vị Thu*c được dùng phổ biến trong. tuy vậy, kể cả khi nung tổ bọ ngựa lên cũng khó đảm bảo được tiêu chí vệ sinh. việc đưa bất kỳ thứ gì nhiễm khuẩn vào trong tai đang sưng – viêm – đau đều gây phản tác dụng, khiến bệnh tình chuyển biến nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, giáo sư hiếu cũng khuyến cáo không nên áp dụng một số cách trị viêm tai giữa khác như dùng mật cá mè vì trong đó có chứa độc tố cyprinol sulfat – chất độc bền nhiệt, không biến mất kể cả khi cá đã được nấu chín, có thể gây chứng ngộ độc mật cá như phù phổi, suy gan cấp, thận cấp, tăng kali trong máu cấp….

Nên làm gì khi bị viêm tai giữa?

Nếu muốn áp dụng biện pháp dân gian để điều trị bệnh viêm tai giữa, bạn nên đến các phòng khám đông y để được bác sĩ chuyên môn tư vấn cách chữa trị. bệnh nhân tuân thủ nghiêm ngặt chỉ dẫn, dùng Thu*c đúng giờ, đều đặn.

Và dù áp dụng phương pháp nào, người bệnh cũng cần đặc biệt thận trọng trong vệ sinh trong sinh hoạt hằng ngày (không để nước vào tai giữa, chú ý vệ sinh tai mũi họng để không bị bệnh đường hô hấp trên bởi tai mũi họng thông nhau…).

Trên đây là một số thông tin về cách chữa viêm tai giữa bằng tổ bọ ngựa hy vọng sẽ hữu ích đến bạn.

Bài viết mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. ThuocDanToc.vn không đưa lời khuyên thay thế chỉ định của bác sĩ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/chua-viem-tai-giua-bang-to-bo-ngua)

Tin cùng nội dung

  • Khi xịt rửa mũi cho con, cha mẹ cần bơm nước vào mũi theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, đó là cố gắng rửa mũi lúc trẻ thức.
  • Trẻ nhỏ có tỷ lệ mắc bệnh viêm tai giữa cao nhất và càng lớn tuổi thì bệnh càng ít gặp do tai giữa được bảo vệ tốt hơn.
  • Nhiều người có thói quen xì một lúc cả 2 mũi. Như vậy là không nên. Xì mũi đúng cách là xì từng bên và khi xì mũi nên há miệng.
  • Nếu bé đang bị sốt, có dịch chảy ra từ tai, quấy khóc và kém ăn thì rất có thể trẻ đang bị nhiễm trùng tai do các thủ phạm dưới đây.
  • (Mangyte) – Bệnh viêm tai giữa thông thường nếu điều trị không triệt để dễ bị tái phát dẫn đến nhiễm trùng và gây biến chứng.
  • Bệnh này nếu không được điều trị sớm và dứt điểm sẽ gây những biến chứng nguy hiểm như áp xe não, viêm xoang tĩnh mạch bên và viêm màng não..
  • Theo y học cổ truyền cây sông chua có vị đắng, chua, tính bình; vào các kinh can, thận. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết tiêu thũng, tức phong chỉ khái (trừ phong, chống ho).
  • Theo Ðông y, nguyên nhân viêm tai giữa do phong nhiệt và nhiệt độc gây ra. Sau đây là một số bài Thuốc trị theo từng thể.
  • Viêm tai giữa mạn tính là tình trạng tổn thương lớp niêm mạc của các bộ phận trong tai giữa gây chảy mủ tai dẫn đến nghe kém. Bệnh xảy ra sau những đợt viêm tai giữa cấp không được điều trị đúng cách. Người bệnh cần được khám chuyên khoa và tuân thủ đúng chỉ định điều trị của thầy Thu*c. Bên cạnh đó có thể áp dụng một số bài Thu*c Đông y hỗ trợ và dự phòng tái phát như sau:
  • Nhắc đến bọ ngựa, người ta thường chỉ nhắc đến tính hung bạo của nó, vì nó là “sát thủ” giết ch*t bạn tình của mình sau khi gần nhau... Nhưng bản thân con bọ ngựa có thể dùng làm Thuốc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY