Kinh tế xã hội hôm nay

Chung sống an toàn với dịch sau cách ly xã hội

Giãn cách xã hội là biện pháp hiệu quả để phòng, chống dịch Covid-19. Nhưng khi nới lỏng giãn cách xã hội, nguyên tắc chung sống an toàn với dịch bệnh được xem như nội dung quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu kép là ổn định kinh tế - xã hội và chiến thắng dịch bệnh.

Tuyệt đối không chủ quan

Giảm dần giãn cách xã hội là cần thiết, song các chuyên gia đều cảnh báo nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng còn lớn, người dân không được phép chủ quan.

Dịch có thể bùng phát bất kỳ khi nào, như bài học nhãn tiền mà Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung nhiều lần bày tỏ lo ngại: “Những ngày cuối tháng 3, Singapore là mẫu hình về chống dịch Covid-19, song bước sang những tuần đầu tháng 4, do để lọt các F0 mà giờ đây quốc gia này cùng với Indonesia là hai tâm dịch lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

Ở Hà Nội, sau thời gian cách ly, không ít người đã thể hiện tâm lý chủ quan, bắt đầu tụ tập đông người tại các điểm công cộng, nhà hàng, quán xá mà không áp dụng giãn cách và đeo khẩu trang”.

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng (Bộ Y tế) cảnh báo, đây chưa phải là thời điểm có thể khẳng định Việt Nam đã an toàn trong cuộc chiến với đại dịch Covid-19.

Nếu người dân chủ quan thì các giải pháp chống dịch bị vô hiệu hóa, mọi công sức phòng, chống dịch vừa qua coi như đổ sông, đổ bể. Nhiều chuyên gia cũng khẳng định, nếu lơ là phòng dịch, các ca bệnh trong cộng đồng có thể xuất hiện. Thực tế chống dịch thời gian qua của Việt Nam đã chứng minh, một ca lây trong cộng đồng nguy hiểm hơn các ca trong khu cách ly rất nhiều lần.

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, thành phố Hồ Chí Minh, vừa qua, nhiều bệnh viện lớn như Bạch Mai, Thận Hà Nội, Việt Pháp đã phải tiến hành cách ly sau khi có ca dương tính với vi rút SARS-CoV-2 tới khám và điều trị. Bởi vậy, để kiểm soát dịch Covid-19, các cơ sở y tế cũng không được phép chủ quan.

Bảo đảm nguyên tắc phòng dịch

Để “chung sống” an toàn với dịch Covid-19, toàn dân cần tiếp tục thực hiện triệt để quy tắc “5 an toàn” của Bộ Y tế là hạn chế đi ra khỏi nhà nếu không cần thiết; nếu buộc phải ra ngoài thì phải thực hiện đeo khẩu trang; duy trì khoảng cách 2m khi giao tiếp...

Đó là nguyên tắc chung áp dụng cho mọi người, còn tùy từng lĩnh vực hoạt động lại có những yêu cầu riêng. Như các cơ quan hành chính sự nghiệp, công sở... cần có bộ phận đo thân nhiệt, nếu nhiều người cùng tới một lúc thì cần xếp hàng cách nhau 2m; yêu cầu khai báo y tế nếu có biểu hiện bất thường về sức khỏe; rửa tay sát khuẩn, đeo khẩu trang trong suốt quá trình làm việc, họp hành.

Các đơn vị này cũng nên hạn chế tối đa việc họp trực tiếp, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để trao đổi công việc, nếu có họp thì bảo đảm cho mọi người giữ khoảng cách tối thiểu 2m.

Sống chung với dịch Covid-19, các giao dịch trực tiếp giảm, nên cần có giải pháp khuyến khích các hình thức giao dịch điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt...

Tại các trường học, theo quy định mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, học sinh trước khi vào trường cần được đo thân nhiệt, bảo đảm không sốt; trường học phải có đủ nơi rửa tay, nước khử khuẩn; học sinh phải đeo khẩu trang (có thể dùng khẩu trang vải kháng khuẩn).

Ông Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các nhà trường không tổ chức hoạt động trải nghiệm tập thể, bảo đảm giãn cách xã hội, học sinh phải giữ khoảng cách ngồi 1,5 m. Nếu lớp học quá đông, nhà trường có biện pháp tách lớp, bảo đảm một phòng học không quá 20 học sinh.

Tại các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp..., việc bảo đảm an toàn cho công nhân cần được đặc biệt quan tâm. PGS.TS Trần Đắc Phu cho hay, ngoài các biện pháp thông thường như kiểm tra thân nhiệt, đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, các doanh nghiệp cần bảo đảm an toàn tại các bếp ăn tập thể; cần yêu cầu người lao động giữ khoảng cách tiếp xúc, nếu số lượng công nhân quá đông thì chia thời gian ăn khác nhau, tránh tập trung quá đông người cùng thời điểm.

Đặc biệt, với người cao tuổi - đối tượng dễ bị tổn thương do Covid-19, Tiến sĩ Nghiêm Nguyệt Thu, Trưởng khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, khuyến cáo, sống chung với dịch, người cao tuổi nên tránh những chỗ đông người, ăn uống đủ dinh dưỡng, tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng, vừa sức.

“Người cao tuổi khi có các bệnh mạn tính sẽ dễ bị lây nhiễm hơn; do đó, nên lưu ý điều trị tốt bệnh lý đang có. Khi cơ thể có bất kỳ sự thay đổi nào thì phải báo ngay cho bác sĩ hoặc đến cơ quan y tế khám càng sớm càng tốt” - Tiến sĩ Nghiêm Nguyệt Thu đưa ra lời khuyên.

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/chung-song-an-toan-voi-dich-sau-cach-ly-xa-hoi-20200502172007873.htm)

Tin cùng nội dung

  • Tết tây này được nghỉ tới 4 ngày, tôi muốn tranh thủ mấy ngày nghỉ đi làm mấy cái xét nghiệm mà không biết BV Hòa Hảo có nghỉ tết tây không? Ông bác tôi thì định đến BV Đại học Y dược để nội soi qua mũi, liệu có đi được không hay đợi qua năm mới? Còn Khám bệnh online của Mangyte có nghỉ tết tây không vậy? Cảm ơn Mangyte, chúc năm mới nhiều niềm vui! (Trần Đức Nhân - TPHCM)
  • Chào bác sĩ, Cháu bị lệch sống mũi do va chạm cách đây 4 năm. Hiện cháu không tự tin khi giao tiếp vì chiếc mũi bị lệch 1 bên. Cháu muốn chỉnh mũi lại nhưng không biết nhiều thông tin về lệch sống mũi, phương pháp chữa lệch sống mũi nào giúp lành và tự nhiên nhất, nên khám chữa tại bệnh viện nào và giá cả là bao nhiêu? Mong nhận được hồi âm sớm từ BS. Cháu cám ơn BS nhiều! (Hùng Lê - hungle...@gmail.com)
  • Bác sĩ cho em hỏi khám ngực ở bệnh viện nào uy tín vậy ạ? (Thanh Tuyền – TPHCM)
  • Em muốn mua bảo hiểm y tế của bệnh viện da liễu TPHCM, vậy em có thể mua ngay tại BV không ạ? Nếu có thể thì được lấy ngay không và giá bao nhiêu vậy ạ? Em rất mong nhận được phản hồi từ mangyte, em xin cám ơn. (Anh Vân - tranong...@gmail.com)
  • Bơi lội luôn được xem là một hoạt động hè mà các em thiếu nhi thích nhất. Để giúp trẻ có được một mùa hè thật vui khỏe, bổ ích, phụ huynh cần tạo cho trẻ một môi trường bơi lội trong lành và an toàn.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Thú nuôi yêu quý chúng ta một cách vô điều kiện. Chúng mang đến những điều tuyệt diệu – về tinh thần lẫn thể chất. Chăm sóc thú cưng làm cho cuộc sống chúng ta trở nên thêm giá trị, bớt cô đơn, thậm chí làm giảm nhịp tim và huyết áp cho một số người.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY