Tâm linh hôm nay

Chương IV: Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc lần IV (1997-2002)

Nhiệm kỳ IV thành lập 45 đơn vị Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, Thành hội Phật giáo, với 67 thành viên Hội đồng Chứng minh, 94 thành viên Hội đồng Trị sự. Đây là nhiệm kỳ tổng kết những thành quả của Giáo hội trong những năm cuối của thế kỷ XX

Phần một

A. Tổ chức, địa điểm, thời gian

Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc kỳ IV (1997-2002) được tổ chức tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Thủ đô Hà Nội trong 2 ngày 22 và 23 tháng 11 năm 1997.

I. Thành phần, số lượng đoàn

1. Hội đồng Chứng minh.

2. Hội đồng Trị sự.

3. Đại biểu các Tỉnh hội, Thành hội do Đại hội Đại biểu các Tỉnh hội, Thành hội cử: 49 đoàn.

4. Đoàn Phật giáo hải ngoại: 1

II. Số lượng đại biểu

1. Đại biểu chính thức: 228 vị

2. Khách mời danh dự: 69 vị

3. Khách mời dự thính, các phân ban tổ chức: 42 vị.

C. Bài phát biểu của các vị lãnh đạo

1. Cụ Đỗ Mười, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. Ông Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ.

3. Cụ Lê Quang Đạo, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

D. Các tham luận tại Đại hội

Có 33 tham luận tại đại hội gồm: ban giáo dục tăng, ni, ban hoằng pháp, ban hướng dẫn nam nữ phật tử, hội phật tử việt nam tại pháp, ni giới hệ phái khất sĩ, hệ phái mahanikaya khmer nam bộ, ni bộ bắc tông đà nẵng, tuệ tĩnh đường thành phố hồ chí minh, tuệ tĩnh đường tỉnh thừa thiên-huế và 24 tỉnh, thành hội trong cả nước.

E. Những điểm mới trong báo cáo tổng kết công tác của nhiệm kỳ III

I. Về tổ chức

Toàn quốc có 46 Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo.

II. Về công tác Tăng sự

+ Bắc tông: 19.221 vị

+ Nam tông: 7.687 vị

+ Khất sĩ: 1.879 vị

2. Tự viện, Tịnh xá, Tịnh thất, Niệm Phật đường có 14.048 ngôi.

+ Bắc tông: 10.383 ngôi

+ Nam tông: 469 ngôi

+ Khất sĩ: 516 ngôi

(Tịnh thất: 1.295 ngôi, Niệm Phật đường: 1.385 ngôi)

Trong nhiệm kỳ này, toàn quốc có 3 trường Cao cấp Phật học Việt Nam tại 3 thành phố lớn: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Huế được đổi danh hiệu là Học viện Phật giáo Việt Nam.

+ học viện tại hà nội, khoá i (1981-1985) đã có 49 tăng ni tốt nghiệp cử nhân, khoá ii có 78 tăng, ni sắp tốt nghiệp.

+ học viện tại huế vừa chiêu sinh khoá i, có 165 tăng, ni sinh trúng tuyển, đang vào kỳ i năm thứ nhất.

+ học viện tại thành phố hồ chí minh đã chiêu sinh khoá iv với 300 tăng ni trúng tuyển trên số 800 tăng, ni dự thi. học viện này đã đào tạo 59 cử nhân khoá i, 101 cử nhân khoá ii và 234 cử nhân khoá iiii.

Ngoài ra, hiện có 100 Tăng Ni du học: Ấn Độ (60), Tích Lan (3), Nhật Bản (2), Trung Quốc (4), Pháp (2), Đức (1), Úc (1), Mỹ (3), Đài Loan (12). Đã tốt nghiệp 3 tiến sĩ Phật học, 12 Tăng, Ni sắp hoàn thành luận án tiến sĩ, số còn lại đang học tiến sĩ và Cao học, 435 Tăng, Ni sinh đang học Cao đẳng Phật học.

Hệ thống trường cơ bản Phật học tại các tỉnh, thành tăng lên 25 ngôi, được thay đổi danh xưng là trường Trung cấp Phật học. 1600 Tăng, Ni sinh đã tốt nghiệp và 1500 Tăng, Ni sinh đang theo học tại 25 trường Cơ bản Phật học.

Đồng thời, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của Tăng, Ni sinh, Giáo hội đã cho phép xin mở thêm các lớp Cao đẳng Phật học tại thành phố Hồ Chí Minh, Đại Tòng Lâm Bà Rịa-Vũng Tàu và thành phố Cần Thơ. Cùng thời điểm này, các lớp Sơ cấp Phật học tại một số tỉnh, thành được khai mở.

Hệ thống tuệ tĩnh đường ngày càng mở rộng hơn, các khóa đào tạo lương y được tổ chức để cung ứng công tác từ thiện xã hội ngày càng tốt hơn.

Tổng cộng số tiền làm công tác từ thiện nhiệm kỳ III: 111.732.839.800 đ

Ngoài vị trí là thành viên sáng lập Tổ chức Phật giáo châu Á vì Hòa bình (ABCP), Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày càng đẩy mạnh công tác quan hệ và giới thiệu các mặt sinh hoạt phụng sự Đạo pháp và Dân tộc đến với nhiều nước Phật giáo tại châu Á và thế giới.

Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh, trong 5 năm qua, đã phối hợp cùng với Văn phòng II Trung ương Giáo hội đón tiếp 34 phái đoàn Phật giáo và khách quốc tế như: Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc, Malaixia, Indonexia, Ấn Độ, Sri Lanka, Nhật Bản, ... Đồng thời, Văn phòng I Trung ương Giáo hội và nhiều Tỉnh, Thành hội trong cả nước, nhất là những nơi có di tích lịch sử - văn hoá, cũng đã đón tiếp nhiều đoàn khách quốc tế đến tham quan, tìm hiểu về các mặt lịch sử, văn hoá sinh hoạt tín ngưỡng, hoạt động của Giáo hội.

Đại Tạng Kinh Việt Nam đã ấn hành đến tập thứ 25, sắp xong phần Kinh Nam Tạng để khởi đầu in ấn các Kinh Bắc Tạng ngày càng được giới thiệu rộng rãi đến với Tăng Ni, Phật tử trong và ngoài nước.

Phân viện tại Hà Nội xuất bản Bộ Từ điển Hán Việt Phật học với gần 3 vạn từ, in thành hai tập lớn.

2. Suy cử Hội đồng Trị sự

- Nhân sự Hội đồng Trị sự từ 70 vị, tăng lên 94 vị (có 7 cư sĩ, 8 ni sư) .

- Ban Thường trực Hội đồng Trị sự từ 29 vị, tăng lên 34 vị (trong đó có 4 cư sĩ và 2 ni sư). Về nhân sự Ban Thường trực Hội đồng Trị sự có cơ cấu thêm các vị Phó ban: Tăng sự, Giáo dục Tăng Ni, Hoằng pháp v.v...).

- Các Ban, Ngành Trung ương cũng được tăng lên từ 9 vị (nhiệm kỳ I), 15 vị (nhiệm kỳ II), 25 vị (nhiệm kỳ III), nay tăng lên 30 vị (nhiệm kỳ IV).

G. Những sự kiện quan trọng

Hòa thượng Thích Thế Long, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự, Hòa thượng Thích Giới Nghiêm và Hòa thượng Thích Thanh Chân hai Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Hòa thượng Thích Từ Hạnh, Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng II Trung ương Giáo hội v.v...viên tịch.

Đánh giá chung

thành lập 45 đơn vị Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, Thành hội Phật giáo, với 67 thành viên Hội đồng Chứng minh, 94 thành viên Hội đồng Trị sự. Đây là nhiệm kỳ tổng kết những thành quả của Giáo hội trong những năm cuối của thế kỷ XX để vững vàng bước sang thế kỷ XXI.

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/chuong-iv-dai-hoi-dai-bieu-phat-giao-toan-quoc-lan-iv-1997-2002-d9618.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY