Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Chuyện chưa kể về người thầy 20 năm “gieo chữ” vùng thượng Kỳ Anh

Gắn bó với ngôi trường miền núi 20 năm, thầy giáo Đặng Minh đã viết lên bao câu chuyện cảm động về tình thầy trò và đạt thành tích nổi bật trong công tác đào tạo học sinh giỏi ở vùng quê nghèo

gắn bó với ngôi trường miền núi 20 năm, thầy giáo đặng minh đã viết nên bao câu chuyện cảm động về tình thầy trò và đạt thành tích nổi bật trong công tác đào tạo học sinh giỏi ở vùng quê nghèo khó.

"Nơi ấy có thầy"

Thầy giáo Đặng Minh (SN 1978), huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 2000, sau khi tốt nghiệp đại học sư phạm toán, thầy giáo trẻ lên vùng thượng Kỳ Anh, nhận công tác tại trường THCS Kỳ Sơn. Đây là ngôi trường thuộc vùng sâu vùng xa, cuộc sống còn nhiều nhọc nhằn. Các hộ gia đình đều làm nông nghiệp, quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”.

Chuyện chưa kể về người thầy 20 năm “gieo chữ” vùng thượng Kỳ Anh - Ảnh 1

Trường THCS Kỳ Sơn luôn đi đầu trong công tác đào tạo học sinh giỏi. (Ảnh:NVCC)

Gắn bó với ngôi trường 20 năm, thầy giáo Đặng Minh chứng kiến từng bước chuyển trong sự nghiệp giáo dục. Nhớ hồi mới về, cơ sở vật chất thiếu thốn trăm bề, điện đường trường trạm không ổn định. Các lớp học toàn vách đất dựng lên, tre nứa đan lại, mỗi lần mưa bão là phòng học dột khắp nơi. Thầy trò lúc ấy phải hứng thau chậu, che chắn mới có thể tiếp tục bài học.

Lên vùng thượng Kỳ Anh, tư trang của thầy là sự năng nổ, nhiệt huyết, tấm lòng yêu mến trẻ thơ. Thầy luôn kiên trì, bền bỉ góp sức trong phong trào giảng dạy ở xã miền núi Kỳ Sơn. Bản thân gia đình thầy giáo Minh còn nhiều vất vả. Người vợ buôn bán nhỏ, thu nhập không được bao nhiêu. Mọi phí sinh hoạt đều dồn lên đồng lương sư phạm ít ỏi. Hơn thế nữa, hai đứa con nhỏ suốt ngày đau ốm triền miên, kinh tế càng trở nên khó khăn.

Chuyện chưa kể về người thầy 20 năm “gieo chữ” vùng thượng Kỳ Anh - Ảnh 2

Mỗi bài giảng đều được thầy Đặng Minh chuẩn bĩ kỹ lưỡng trước khi lên lớp.

Thấu hiểu hoàn cảnh ấy, các thầy cô giáo trong trường luôn sát cánh kề vai, động viên thầy vượt qua mọi chông gai để cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. người dân nghèo cũng chẳng có gì hỗ trợ, ngoài biếu tặng: củ khoai, củ sắn, bắp ngô...phần nào an ủi, giúp sức người thầy vĩ đại.

Trao đổi với PV Đời sống & Pháp luật, thầy giáo Đặng Minh cho biết: “Trẻ nơi đây tuy vất vả nhưng rất ham học. Ngoài giờ học trên lớp, tôi mở lớp dạy miễn phí cho các em tại nhà, từ đó củng cố và nâng cao kiến thức. Thấy các em học sinh tiến bộ từng ngày, tôi rất phấn khởi, vui mừng; lấy điều đó làm động lực cố gắng”.

Chuyện chưa kể về người thầy 20 năm “gieo chữ” vùng thượng Kỳ Anh - Ảnh 3

Căn phòng tập thể tại trường của thầy Minh luôn rộng mở chào đón các học sinh tới ôn luyện bài.

Ông lê quang trung, nguyên hiệu trưởng trường thcs kỳ sơn cho biết: “thầy đặng minh là tấm gương sáng về tinh thần chịu khó học hỏi, tận tụy vì học sinh. mọi niềm vui hay nỗi buồn của người thầy là ở học sinh. thầy đã chắp cánh ước mơ cho biết bao thế hệ trẻ thơ tại vùng quê nghèo”.

Thành tích nổi bật của thầy và trò

Khoảng 5 năm gần đây, trường THCS Kỳ Sơn bắt đầu hành trình bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG), mong muốn tạo nên sự bứt phá vượt bậc về chất lượng giáo dục. Thầy giáo Đặng Minh với sự nhiệt huyết, chuyên môn vững vàng đã trở thành một trong những giáo viên chủ chốt đào tạo HSG, đem lại niềm tự hào, vinh quanh cho nhà trường.

Từ chỗ hiếm có HSG cấp huyện và chưa từng có HSG cấp tỉnh, nhờ sự dìu dắt của thầy Minh, trường THCS Kỳ Sơn đã trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục ở huyện Kỳ Anh. Trường luôn đứng đầu về số HSG môn toán và môn vật lý trong các kỳ thi HSG cấp huyện, cấp tỉnh.

Chuyện chưa kể về người thầy 20 năm “gieo chữ” vùng thượng Kỳ Anh - Ảnh 4

Thầy giáo Đặng Minh nhận được nhiều bằng khen vì những đóng góp trong sự nghiệp trồng người.

Trong đó, có nhiều em học sinh đỗ vào trường thpt chuyên của hà tĩnh và nghệ an, khẳng định vị thế của mình tại nhiều cuộc thi hsg quốc gia. đó không chỉ là niềm tự hào của bản thân các em mà còn là niềm vui, niềm hạnh phúc chung của gia đình, nhà trường.

Thầy Đặng Minh khiêm tốn chia sẻ: “Trước tiên phải cùng các em tìm hiểu lợi thế bản thân, hiểu rõ được mình có năng khiếu môn học nào. Sau đó, phải tạo niềm đam mê cho các em qua bài giảng; luôn hỗ trợ, đồng hành, kiên trì cùng các em. Phải coi học sinh như con em của mình thì mới có thể đi đến thành công”.

Chuyện chưa kể về người thầy 20 năm “gieo chữ” vùng thượng Kỳ Anh - Ảnh 5

Thầy Minh cùng học sinh chinh phục các bài tập khó.

Em Nguyễn Trường An là một học sinh tiêu biểu được thầy Minh dìu dắt, đạt danh hiệu thủ khoa HSG tỉnh môn vật lý năm học 2016 – 2017. Sau những giờ học trên lớp, em An lại qua căn phòng tập thể của thầy tại trường để học bài. Thầy Minh luôn trò chuyện, lắng nghe những chia sẻ, dự định để đưa ra lời khuyên tốt nhất. Hiện giờ, An là học sinh trường THPT Chuyên Hà Tĩnh, luôn dẫn đầu về thành tích học tập.

Tuy cuộc sống của các em học sinh còn nhiều vất vả, thiếu thốn nhưng sự học, sự nghiệp trồng người vẫn phát triển mạnh mẽ như cây xương rồng vươn mình nở hoa trong cát. Và thầy giáo Đặng Minh chính là “kỹ sư tâm hồn”, ươm hạt giống tri thức cho những đứa trẻ vùng cao.

Ứng Hà Chi

Mạng Y Tế
Nguồn: Đời sống pháp luật (https://www.doisongphapluat.com/doi-song/gia-dinh-tinh-yeu/chuyen-chua-ke-ve-nguoi-thay-20-nam-gieo-chu-vung-thuong-ky-anh-a346344.html)

Tin cùng nội dung

  • Dù hai mắt không thấy gì nhưng hơn 20 năm nay, ông Trương Minh Quang (quận 11) vẫn đều đặn ngồi trên vỉa hè bán bánh thửng để kiếm tiền nuôi vợ ốm đau.
  • Ông Phạm Khắc Khoan, con trai cả của cụ Phạm Ngọc Bội - người tình nguyện hiến thi thể cho nghiên cứu y học năm 2013, rưng rưng khi kể về mong mỏi của cụ Bội trong những năm cuối đời...
  • Xuất thân từ ngôi trường Trung học Hàm Nghi ở Huế, học Đại học Y khoa và ra trường năm 1972, mấy chục năm sau anh đã trở thành một thầy Thuốc nổi danh “Lương y như từ mẫu”.
  • Khi đến thăm anh, chúng tôi đã bắt gặp một gia đình của toàn những mảnh đời cùng khổ. Đó là gia đình của một người mẹ năm nay đã 76 tuổi mà hàng ngày vẫn phải bươn bải để bao bọc che chở cho những đứa con của mình.
  • Chỉ trong vòng 3 tuần (từ 11/3 - 19/4) đã có 393 bệnh nhân ở Hà Tĩnh phải nhập viện do sốt phát ban. May mắn chưa có trường hợp Tu vong.
  • Đây là địa phương thứ 3 xuất hiện bệnh nhân nhiễm cúm A/H1N1. 45 người từng tiếp xúc với bệnh nhân được theo dõi nhiệt độ hàng ngày.
  • PGS.TS.BS. Nguyễn Tấn Cường, người thầy Thuốc đã đem đến nhiều dấu ấn “đầu tiên” cho thành tựu y khoa nước nhà và mở ra cánh cửa sự sống cho rất nhiều bệnh nhân khắc khoải ngày đêm đánh vật với các căn bệnh hiểm nghèo.
  • Trước khi bị sập, giàn giáo tại công trường Formosa xảy ra rung lắc 3 lần. Một số công nhân làm việc cảnh báo nhưng bộ phận đốc công không cho dừng làm việc.
  • Tôi được biết ông kể từ khi về Bệnh viện TW Quân đội 108 công tác năm 1985. Không được học chuyên môn của ông ngày nào, nhưng bằng cả tấm lòng, tôi xin được viết về ông như một người thầy – người đặt nền móng cho chuyên ngành vi phẫu thuật tạo hình Việt Nam.
  • Riêng tôi vẫn nhớ như in hình ảnh người thầy đơn sơ trong sáng, thầy hiệu trưởng Lê Đình Vệ, vượt lên trên hoàn cảnh riêng tư để thương yêu hết lòng những đứa học trò nhỏ của mình; tôi cũng luôn biết ơn thầy Talưzin, người đã cho tôi mẫu gương của một nhà khoa học chân chính
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY