Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Chuyên gia bác bỏ thả Covid 19 đạt đỉnh

Các nhà nghiên cứu y học bác bỏ phương án nới lỏng các biện pháp chặn dịch viêm phổi, vì sẽ dẫn tới sự quá tải của hệ thống y tế và làm tăng ca Tu vong.

"Có nhiều người nghĩ rằng nếu thả Covid-19 đạt đỉnh, người dân sẽ miễm nhiễm và dịch bệnh chấm dứt. Tuy nhiên, cần xem xét hai vấn đề", William Schaffner, giáo sư về các bệnh truyền nhiễm, Trường Y khoa, Đại học Vanderbilt, Nashville, Mỹ, nói với VnExpress, khi đề cập đến việc một quốc gia nên siết chặt các biện pháp chống dịch bệnh hay nới lỏng để phát triển kinh tế.

Theo ông, hai vấn đề cần xem xét khi nới lỏng biện pháp chặn dịch là năng lực của hệ thống y tế và nguy cơ với nhóm người cao tuổi. Khi chính quyền không áp lệnh cách ly trên diện rộng, sẽ có nhiều người nhiễm bệnh, dẫn tới hệ thống y tế bị quá tải. Nếu nhiều người lớn tuổi nhiễm bệnh, số ca Tu vong sẽ tăng cao.

Các thống kê đến nay cho thấy, phần lớn người Tu vong vì nCoV là người già, có bệnh lý nền. Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Trung Quốc, tỷ lệ Tu vong ở nước này cao nhất là người trên 80 và có bệnh sẵn, thấp nhất ở nhóm tuổi teen. Tại Italy, nơi 1/4 dân số là người trên 65 tuổi, các ca Tu vong rơi phần lớn ở độ tuổi từ 63 tới 95 và đều mắc các bệnh lý nền nghiêm trọng trước đó.

Một người dân được đo thân nhiệt tại Naples, Italy hôm 10/3. Ảnh: Reuters.

Các nước châu Âu dường như vẫn chần chừ phong tỏa để ngăn Covid-19 vì lo ngại hậu quả kinh tế. Tại Anh, chính phủ vẫn chưa thực hiện bất cứ biện pháp quyết liệt nào để ngăn virus lây lan. Giới chức Pháp cũng tránh lệnh phong tỏa quy mô lớn như ở Italy, tâm dịch châu Âu, bởi lo ngại về ảnh hưởng kinh tế. Đức, nơi số người nhiễm sắp chạm ngưỡng 2.000, vẫn chưa áp lệnh bắt buộc hủy hoặc hoãn các sự kiện quy mô lớn trên toàn quốc, mà chỉ dừng lại ở mức kêu gọi.

Giáo sư Schaffner phân tích khi Covid-19 đạt đỉnh, dịch có thể chấm dứt. Nhưng vấn đề là các nước sẽ mất bao lâu để có kết quả đó.

"Nếu thực hiện các biện pháp kiềm chế dịch, chúng ta sẽ kiểm soát được số người bị nhiễm. Khi đó các bệnh viện và phòng khám sẽ hoạt động dễ dàng hơn, vì không rơi vào tình trạng quá tải trong một khoảng thời gian ngắn", Schaffner nói, ủng hộ các quốc gia siết các biện pháp chặn Covid-19.

Tiến sĩ Brandon Brown, Trường Y khoa, Đại học California, Mỹ, cũng khẳng định hệ thống y tế của một nước sẽ phải đối diện với thách thức lớn khi nhiều người nhập viện, khi dịch đạt đỉnh. Ông cho rằng các quốc gia cần tính toán năng lực của mình để đáp ứng nhu cầu của một lượng lớn bệnh nhân, như "ba triệu người cùng nhập viện". 

Theo Brown, nếu các nước nới lỏng biện pháp chặn Covid-19, nhiều người sẽ nhiễm bệnh, số Tu vong sẽ gia tăng. Vì thế, mục tiêu của các nước hiện nay là giảm số lượng ca nhiễm, giữ sức khoẻ của người dân. 

"Các chính phủ cần cân nhắc tác động tiềm ẩn về y tế do Covid-19 gây ra, so với tác động đến kinh tế", Brown nói.

Hai kịch bản về tỷ lệ lây lan của virus. Đồ họa: Twitter/Carl  Bergstrom

Brown dẫn lại nghiên cứu của Carl Bergstrom, chuyên gia tại Đại học Washington, Mỹ, về hai kịch bản lây lan của virus. Thứ nhất, nếu virus lây lan nhanh không có kiểm soát trong một thời gian ngắn (đường cong trên biểu đồ), hệ thống y tế, trong đó có các cơ sở đặc trị sẽ bị quá tải. Trong trường hợp này, tỷ lệ Tu vong có thể ở mức cao, những người nhiễm bệnh không được điều trị như mong muốn. Kịch bản thứ hai, quá trình virus lây lan chậm (đường thẳng trên biểu đồ), nhờ có các biện pháp kiểm soát dịch. Các ca nhiễm vẫn xuất hiện nhưng trong một khoảng thời gian dài hơn, giúp giảm tải cho các nhân viên và cơ sở y tế. Người bệnh được bảo đảm chữa trị trong điều kiện tốt hơn và tỷ lệ Tu vong thấp.

Giáo sư David Heymann, Trường Vệ sinh và y tế nhiệt đới London, Anh, lưu ý hiện số lượng ca nhiễm "nhập khẩu" của các nước vẫn tiếp tục tăng. Do đó, các quốc gia cần thận trọng nếu ngưng các biện pháp chặn dịch. Ông cho rằng các quốc gia nên thực hiện nghiêm hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về đánh giá rủi ro thường xuyên. 

Covid-19 đến nay xuất hiện ở hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 126.000 người nhiễm, hơn 4.600 người ch*t.

Giáo sư Schaffner cảnh báo Covid-19 sẽ "xâm chiếm" phía nam bán cầu, khi khu vực này chuẩn bị đón mùa đông. Nhiệt độ thấp được cho là điều kiện để nCoV phát triển. 

"Chưa rõ điều gì sẽ xảy ra ở các nước Australia, New Zealand, châu Phi và Nam Mỹ. Vì thế tôi rất lo lắng", Schaffner nói.

"Chúng ta chưa thấy phần tồi tệ nhất do Covid-19 bùng phát. Dịch sẽ lây lan trên diện rộng ở nhiều nước", Schaffner nói. 

Theo VNE

Mạng Y Tế
Nguồn: PetroTimes (https://petrotimes.vn/chuyen-gia-bac-bo-tha-covid-19-dat-dinh-566880.html)

Tin cùng nội dung

  • Vào lúc 14h30 ngày 31/01/2013, trên website www.tuvansuckhoe24h.com.vn sẽ diễn ra buổi tư vấn trực tuyến chủ đề:“Cập nhật phương pháp điều trị đau bụng kinh bằng thảo dược”...
  • Tôi được biết ông kể từ khi về Bệnh viện TW Quân đội 108 công tác năm 1985. Không được học chuyên môn của ông ngày nào, nhưng bằng cả tấm lòng, tôi xin được viết về ông như một người thầy – người đặt nền móng cho chuyên ngành vi phẫu thuật tạo hình Việt Nam.
  • Chúng ta đã đau lòng chứng kiến cái ch*t của ba trẻ sơ sinh tại Hướng Hóa, Quảng Trị và gần đây là cái ch*t của 3 cháu khi phẫu thuật sứt môi hở hàm ếch tại Khánh Hòa.
  • S*nh l* là nhu cầu đời thường của cả nam và nữ song theo năm tháng, chức năng đó dần thoái hóa, dẫn đến nhiều vấn đề rắc rối.
  • Dư luận không ngừng xôn xao về việc nam ca sĩ trẻ T. vừa gặt hái được chút hào quang đã vội có thái độ ngôi sao, những cách hành xử rất thiếu chuyên nghiệp.
  • Mangyte ơi, tôi bị viêm xoang rất nặng, chữa nhiều nơi không khỏi. Tôi muốn khám chuyên khoa Tai Mũi Họng nơi các GS.BS nhiều kinh nghiệm thì nên đến đâu ở TPHCM? Mong Mangyte tư vấn giúp. Trân trọng cảm ơn. (Thanh Hùng - TPHCM)
  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Tôi làm công việc kinh doanh, gần đây gặp nhiều áp lực quá nên huyết áp tăng cao, thường xuyên đau đầu. Tôi muốn đi khám bệnh nhưng ngại chen chúc, chờ đợi. Nhờ Mangyte giới thiệu giúp tôi địa chỉ khám bệnh vừa tin cậy vừa nhanh chóng nhé. Tôi xin cảm ơn! (Bảo Anh – TPHCM)
  • Kính chào Mangyte, Mangyte ơi, xin tư vấn và hướng dẫn em các khoa khám của BV Nhân dân 115 với, em nghe nói bệnh viện có khoa khám bệnh ở địa chỉ mới. Mong nhận được tư vấn của Mangyte. Chân thành cảm ơn. (Nguyễn Thị Diễm Viên - Quận 10, TPHCM)
  • Em là con gái, sức khỏe không tốt lắm (ba mẹ gọi là “cọng bún thiu”) nên em đi học võ để cải thiện. Mới học buổi đầu tiên mà em đã bị sưng mắt cá chân. Ban đầu đau nhẹ, em tưởng là không sao nhưng cuối ngày nó sưng to lên. Tình hình này em nghĩ là sẽ bị chấn thương dài dài (hic!). Mangyte cho em hỏi ở TPHCM có nơi nào chuyên điều trị chấn thương do thể thao không? Chắc là em phải làm bệnh nhân thân thiết ở đó quá! Cảm ơn Mangyte! (Mỹ Hạnh - kitty…@yahoo.com.vn)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY