Khoa học hôm nay

Chuyên gia cảnh báo cần chuẩn bị đối phó biến thể SARS-CoV-2 lây truyền nhanh, gây T* vong cao

Chuyên gia cảnh báo cần chuẩn bị đối phó biến thể SARS-CoV-2 lây truyền nhanh, gây T* vong cao

Hôm 17.1, tiến sĩ anthony fauci, cố vấn y tế chính của nhà trắng, nói không chắc omicron có phải là làn sóng biến thể cuối cùng làm gián đoạn cuộc sống bình thường không.

Khi được hỏi liệu omicron có thể lan truyền đủ rộng để đẩy nhanh sự kết thúc đại dịch không, tiến sĩ anthony fauci nói: "tôi hy vọng là như vậy, nhưng đó chỉ là trường hợp nếu chúng tôi không nhận được một biến thể khác vượt qua miễn dịch do biến thể trước tạo ra. tôi thực sự nghĩ rằng vẫn còn phải xem liệu ‘omicron có phải là loại vắc xin vi rút sống’ mà nhiều người đang hy vọng không bởi có rất nhiều biến thể khác".

Tôi nghĩ nếu bạn nhìn vào lịch sử của các bệnh truyền nhiễm, chúng tôi chỉ mới loại trừ được một bệnh truyền nhiễm… đó là đậu mùa. Điều đó sẽ không xảy ra với loại vi rút này (SARS-CoV-2 - PV)”, ông nói thêm và cho rằng chỉ coi đại dịch chuyển sang giai đoạn đặc hữu khi nó không gây rối loạn xã hội.

Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ cho biết giai đoạn đặc hữu, khi có thể kiểm soát vi rút tốt hơn và được đánh dấu bằng khả năng miễn dịch cộng đồng cao hơn, vẫn còn xa.

Một thành viên khác của cuộc hội thảo, annelies wilder-smith, giáo sư về các bệnh truyền nhiễm mới nổi tại trường vệ sinh và y học nhiệt đới london (anh), cho biết đang hy vọng vào trường hợp tốt nhất trong quá trình tiến hóa của vi rút. tuy nhiên, bà cảnh báo thế giới nên chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất là một biến thể khác có khả năng lây truyền nhanh và gây t* vong cao. đó cũng là lời của tiến sĩ robert malone, nhà nghiên cứu mrna tiên phong nhưng thường lan truyền thông tin sai lệch về vắc xin covid-19.

Annelies Wilder-Smith cho biết, dù vậy, đã có những mặt tích cực rõ ràng so với khi bắt đầu đại dịch, thời điểm mà 7,7 tỉ người toàn cầu không có khả năng miễn dịch với SARS-CoV-2, còn hiện nay hơn 50% trong số hàng tỉ người đó được tiêm hai liều vắc xin.

Các chuyên gia cho rằng thông tin sai lệch xung quanh vắc xin vẫn là một thách thức lớn trên toàn cầu.

Trước thông tin cho rằng tiêm quá nhiều mũi vắc xin covid-19 tăng cường có thể gây hại cho hệ thống miễn dịch, tiến sĩ anthony fauci nói: “rõ ràng là nếu bạn cho một người dùng kháng nguyên mọi lúc thì khả năng miễn dịch sẽ bị ảnh hưởng, nhưng đưa ra mũi vắc xin tăng cường vào thời điểm cách xa nhau thì không có bằng chứng nào cản trở điều đó cả”.

Kháng nguyên là phân tử kích thích đáp ứng miễn dịch của cơ thể, đặc biệt là sản xuất kháng thể.

Mọi người cần hiểu rằng một loại vắc xin tốt có thể không ngăn nhiễm SARS-CoV-2 nhưng vẫn chống lại hầu hết trường hợp nhập viện và T* vong, chẳng hạn như những gì đã thấy với biến thể Omicron.

Tiến sĩ anthony fauci nói thêm rằng điều quan trọng là các chuyên gia không tiếp cận mọi biến thể mới như trò chơi đập chuột, thay vào đó họ đang "cố gắng tìm ra cơ chế nào tạo ra phản ứng với một điểm chung của các biến thể mà chúng ta đang thấy và điều đó có thể xảy ra".

Anthony Fauci được hỏi cụ thể tại sao Mỹ, một trong những quốc gia giàu nhất thế giới, đang phải vật lộn rất nhiều để ngăn chặn COVID-19? Ông lý giải rằng điều đó một phần là do “khả năng tiếp cận chăm sóc sức khỏe bị đứt gãy và chênh lệch”.

Chúng ta có những người không được chăm sóc, mức độ nhập viện và T* vong cao hơn ở các nhóm dân tộc thiểu số, nhưng chúng ta cũng có mức độ chống đối các biện pháp y tế thông thường, miễn cưỡng đeo khẩu trang, miễn cưỡng quảng cáo tiêm vắc xin và thực hiện các biện pháp y tế công cộng. Nếu tất cả cùng nhau cố gắng, chúng ta sẽ tốt hơn nhiều”, ông nói.

Hôm 16.1.2022, Đại tướng Vivek Murthy - Tổng y sĩ Mỹ cảnh báo rằng làn sóng dịch thiết lập kỷ lục này vẫn chưa đạt đỉnh và tuyên bố "vài tuần tới sẽ rất khó khăn".

Trong khi đó, Giám đốc điều hành của Pfizer - Albert Bourla dự đoán về "cuộc sống bình thường trở lại" vào mùa xuân, theo Fox Business. Albert Bourla lập luận rằng Thu*c kháng vi rút Paxlovid của Pfizer đang trong quá trình sản xuất có thể hoạt động cùng vắc xin để ngăn ngừa bệnh nặng.

Theo một nghiên cứu sơ bộ ở Israel, mũi vắc xin COVID-19 thứ 4 nâng kháng thể lên mức cao hơn so với lần tiêm thứ 3 nhưng không đủ để ngăn nhiễm Omicron. Xem chi tiết tại đây.

Qua đó, nếu muốn tránh nhiễm omicron thì chúng ta cần đeo khẩu trang chất lượng cao (chẳng hạn n95) khi ra khỏi nhà, tránh đám đông và những nơi kém thông gió, đồng thời trông chờ các nhà sản xuất tung ra vắc xin đặc trị biến thể này trong vài tháng tới.

Giám đốc điều hành moderna - stephane bancel nói công ty này dự kiến ​​có thể chia sẻ dữ liệu vắc xin đặc trị omicron với các cơ quan quản lý vào khoảng tháng 3.2022.

"Vắc xin đang được hoàn thiện. Nó sẽ được phát triển trong những tuần tới. Chúng tôi hy vọng trong khoảng thời gian tháng 3 có thể có dữ liệu để chia sẻ với các cơ quan quản lý để tính đến các bước tiếp theo", ông Stephane Bancel chia sẻ.

Hôm 10.1.2022, giám đốc điều hành pfizer - albert bourla tiết lộ vắc xin của hãng này nhắm đến omicron cùng các biến thể khác sẽ sẵn sàng vào tháng 3.2022.

Ngoài Moderna và Pfizer, Novavax và AstraZeneca cũng đang phát triển vắc xin đặc trị Omicron.

Mới đây, một cơ quan kỹ thuật của who cũng cho biết vắc xin covid-19 hiện tại có thể cần được làm lại để đảm bảo hiệu quả chống lại omicron và các biến thể sars-cov-2 trong tương lai.

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (https://1thegioi.vn/chuyen-gia-canh-bao-can-chuan-bi-doi-pho-bien-the-sars-cov-2-lay-truyen-nhanh-gay-tu-vong-cao-176998.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong buổi tư vấn truyền hình trực tuyến với chủ đề Giúp bạn phòng viêm dạ dày, ung thư dạ dày” do Báo điện tử Sức khỏeĐời sống, với sự đồng hành của nhãn hàng DeHP, tổ chức gần đây đã thu hút sự quan tâm của nhiều độc giả, đặc biệt vấn đề nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ em.
  • Vừa qua, Báo điện tử Sức khỏe Đời sống kết hợp với nhãn hàng DeHP đã tổ chức buổi tư vấn truyền hình trực tuyến với chủ đề GIÚP BẠN PHÒNG VIÊM DẠ DÀY, UNG THƯ DẠ DÀY” với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành: PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng – Nguyên Phó trưởng Khoa Tiêu hóa, BV Bạch Mai và PGS.TS Phạm Cẩm Phương – Giám đốc Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu, BV Bạch Mai.
  • Ngày 24/3/2019 vừa qua, chương trình đào tạo quốc tế chẩn đoán và điều trị bệnh mạch máu thần kinh đột quỵ - PLANET đã chính thức khai mạc tại Đà Nẵng.
  • Yến Sào được mệnh danh là Vàng Trắng trong ẩm thực - một cực phẩm để bồi bổ sức khỏe. Từ xa xưa, Yến Sào đã được xếp vào hàng Bát Trân, một trong 8 mỹ vị cùng đình dâng lên vua chúa. Trong cuốn sách Những cây Thu*c và vị Thu*c Việt Nam, giáo sư Đỗ Tất Lợi đã cho biết, Tổ Yến có chứa 31 nguyên tố vi lượng và 18 loại Acid Amin, mang tới công dụng bồi bổ sức khỏe kích thích tiêu hóa, bổ huyết, hỗ trợ ổn định thần kinh và trí nhớ ...
  • Với mong muốn nâng cao nhận thức của người dân Việt Nam về một lối sống khỏe mạnh, chế độ ăn cân bằng và đầy đủ dinh dưỡng, Amway Việt Nam đã phối hợp cùng Viện Dinh dưỡng Quốc gia tổ chức Chương trình Health Plus - Đào tạo kiến thức thực hành dinh dưỡng cơ bản.
  • Ứng dụng y tế di động VieVie được đánh giá rất cao nhờ tính năng kết nối trực tuyến nhanh chóng giữa bệnh nhân với chuyên viên y tế thời gian qua. Hãy cùng hiểu thêm thông tin về ứng dụng đang tạo nên cơn sốt thời gian qua.
  • Các chuyên gia ở Trung tâm Langone Medical Center (LMC) trực thuộc ĐH New York đang tiến gần đến việc cho ra đời một loại thực phẩm đa năng: viên Thuốc “3 trong 1” có khả năng chữa đồng thời 3 căn bệnh là Alzheimer (suy giảm trí nhớ), bệnh tim và đái tháo đường týp 2.
  • Tỷ lệ người mắc bệnh ung thư được chẩn đoán ở Mỹ hiện lên tới 65%. Dưới đây là 10 dạng gây Tu vong cho nhiều người từ năm 2003 đến 2007.
  • Vào lúc 14h30 ngày 31/01/2013, trên website www.tuvansuckhoe24h.com.vn sẽ diễn ra buổi tư vấn trực tuyến chủ đề:“Cập nhật phương pháp điều trị đau bụng kinh bằng thảo dược”...
  • S*nh l* là nhu cầu đời thường của cả nam và nữ song theo năm tháng, chức năng đó dần thoái hóa, dẫn đến nhiều vấn đề rắc rối.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY