Bệnh thường gặp hôm nay

Bệnh thường gặp

Chuyên gia tư vấn giải pháp cho trẻ nhiễm vi khuẩn HP

Trong buổi tư vấn truyền hình trực tuyến với chủ đề Giúp bạn phòng viêm dạ dày, ung thư dạ dày” do Báo điện tử Sức khỏeĐời sống, với sự đồng hành của nhãn hàng DeHP, tổ chức gần đây đã thu hút sự quan tâm của nhiều độc giả, đặc biệt vấn đề nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ em.

Tham gia chương trình, PGS.TS Nguyễn Thị Vân HồngNguyên Phó trưởng Khoa Tiêu hóa – BV Bạch Mai đã giải đáp cụ thể tất cả thắc mắc này của các bậc phụ huynh, cũng như chia sẻ phương pháp điều trị HP ở trẻ em.

Vi khuẩn HP là gì? Biểu hiện nhiễm HP ở trẻ nhỏ như thế nào?

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng “Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là loại cư trú chủ yếu tại dạ dày, là duy nhất tồn tại được trong môi trường acid đậm đặc như dạ dày và nó được tìm thấy ở hầu hết những người bị ung thư dạ dày ở Việt Nam. Về cơ chế gây bệnh, HP làm tổn hại đến các tế bào niêm mạc dạ dày và phần đầu của ruột non (tá tràng). Nhiễm HP là một trong những loại nhiễm trùng mạn tính phổ biến nhất thế giới. Khoảng một nửa dân số toàn cầu bị nhiễm HP. Ở nước ta, tỷ lệ nhiễm HP đang ở mức cao với khoảng 70% dân số.”

PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng cũng cho biết thêm, vi khuẩn HP lây lan cực kỳ dễ dàng từ người này sang người khác qua đường ăn uống do một số thói quen như ăn chung, uống chung, ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh,… Do đó việc kiểm soát là vô cùng khó khăn. Đơn cử, nếu trong gia đình có người HP thì nguy cơ cả gia đình nhiễm HP lên đến 80 - 90 %. Đáng lo ngại rằng vi khuẩn HP có thể ẩn chứa trong cơ thể người nhiều năm mà không hề có bất kì dấu hiệu nào, sau đó có thể bùng phát gây viêm loét dạ dày và các biến chứng tiêu hóa nguy hiểm.

Trẻ em là đối tượng dễ nhiễm khuẩn HP nhất (ảnh minh hoạ)

Trẻ em (đặc biệt những trẻ dưới 10 tuổi) là đối tượng dễ bị lây nhiễm nhất. Tỷ lệ trẻ nhiễm HP tại các nước đang phát triển thường khá cao, nguyên nhân do chất lượng vệ sinh môi trường sống kém hay thói quen ăn uống hoặc tiếp xúc gần gũi, hôn hít của người lớn với trẻ nhỏ.

Trẻ nhiễm khuẩn HP có thể xuất hiện các biểu hiện như ợ chua, ợ hơi, đầy bụng, đau quanh rốn hay vùng thượng vị khiến trẻ chán ăn, buồn nôn, chậm lớn. Nếu không có phương pháp can thiệp sớm có thể dẫn đến các biến chứng như khó tiêu, viêm dạ dày cấp và mạn, loét dạ dày tá tràng khiến trẻ nôn ra máu hoặc đi tiêu phân đen, hôi. Song có những trẻ nhiễm HP không có biểu hiện gì nhiều ngoài dấu hiệu ngày càng xanh xao, thiếu máu mà không giải thích được.

Về vấn đề điều trị khuẩn HP ở trẻ, chuyên gia đã nhận được rất nhiều các câu hỏi từ phía độc giả về việc sử dụng kháng sinh diệt khuẩn HP. PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng giải đáp: “Ở trẻ nhỏ, việc sử dụng kháng sinh để diệt khuẩn HP chỉ áp dụng khi bác sĩ nhận thấy tổn thương của trẻ nặng, ngoài ra việc sử dụng kháng sinh là rất hạn chế để tránh tình trạng diệt xong lại mắc vi khuẩn HP, mắc rồi lại diệt như vậy sẽ gây ra kháng kháng sinh và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.”

Xem thêm chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng tại đây:

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/chuyen-gia-tu-van-giai-phap-cho-tre-nhiem-vi-khuan-hp-n157247.html)

Tin cùng nội dung

  • Bài viết bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách sơ cứu và lời khuyên đối với bệnh viêm dạ dày ruột.
  • Dưỡng chất cần thiết cho trẻ em ung thư như chất đạm, đường (carbohydrate), chất béo, nước, vitamin và khoáng chất. Chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn hiểu rõ nhu cầu đặc biệt của con bạn và lên kế hoạch ăn uống cụ thể.
  • Điều trị ung thư và chính bản thân bệnh ung thư có thể làm con bạn thay đổi về hương vị và mùi vị,sẽ ảnh hưởng đến sự thèm ăn của trẻ.
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi quy định rõ về xử lý những người hành nghề trái phép và Ph* thai cho trẻ vị thành niên.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY