Theo PGS. TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo trong thành phần bữa ăn hằng ngày của mỗi gia đình trong giai đoạn này cần cân đối, đủ chất dinh dưỡng với 4 nhóm thực phẩm: chất đạm; chất béo, chất đường bột và nhóm rau xanh quả chín. Thực đơn này nên được thay đổi thường xuyên.
Sở dĩ cần phải phối hợp đủ chất bởi theo bà Lâm, mỗi loại thực phẩm có một số chất dinh dưỡng đặc hiệu, do đó chúng ta nên ăn đa dạng, cân bằng tất cả các loại thực phẩm như ăn cân bằng nhóm thực phẩm giàu chất bột đường từ cơm, bún, phở, bánh mì, miến, ngô, khoai…
Cân bằng với nhóm thực phẩm giàu chất đạm từ thịt, cá, trứng, sữa, một ít chất béo từ dầu hoặc các loại hạt và tăng cường gấp đôi rau xanh, trái cây trong khẩu phần để có thể cung cấp cho cơ thể đầy đủ các chất dinh dưỡng. Khi cơ thể có đầy đủ chất dinh dưỡng đồng nghĩa với chúng ta có một hệ miễn dịch khỏe mạnh và tăng sức đề kháng để chống lại virus.
Một số thực phẩm có nhiều vitamin C, vitamin A, vitamin β-Carotene, Kẽm, PolyPhenol,… đây là những chất chống oxy hóa, có vai trò kháng khuẩn và hỗ trợ hệ miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh.
Trong đó, PGS. TS Nguyễn Thị Lâm khuyến khích người dân ăn nhiều các loại trái cây giàu vitamin C như cam, nho, cà rốt, kiwi, uống nước trà xanh… để tăng cường đề kháng cho cơ thể.
Vitamin C có khả năng củng cố hệ thống miễn dịch hiệu quả nhất, giúp thúc đẩy quá trình sản xuất tế bào bạch cầu. Đây là lá chắn để chống lại các nguy cơ nhiễm trùng cho cơ thể. Ngoài ra, vitamin C còn là liều Thu*c hữu hiệu giúp chữa trị chứng bệnh cảm.
Đặc biệt, theo PGS. TS Nguyễn Thị Lâm, một số thực phẩm đặc biệt khác như trà, tỏi, hành, gừng trong thành phần của nó có những chất chống viêm và làm tăng hoạt động của hệ tế bào miễn dịch.
Ngoài bổ sung dinh dưỡng, các bác sĩ cũng nhấn mạnh mỗi người nên uống đủ nước ít nhất 1,5l mỗi ngày và nhiều hơn khi tập thể dục, vận động mạnh vì nước tham gia vào tất cả các quá trình S*nh l* của cơ thể. Một khi cơ thể bị mất nước thì các tác dụng chống lại các tác nhân gây bệnh cũng bị ảnh hưởng theo.
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, bà Lâm cũng cho rằng người dân cần tăng cường vận động, tập thể dục nhằm tăng cường trao đổi chất, tăng cường oxy, máu đến các bộ phận khác của cơ thể giúp tế bào miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn.
Bằng chứng là tại các nghiên cứu tại Mỹ cho thấy, những người tập luyện thể chất từ 5 đến 6 ngày mỗi tuần sẽ ít bị cảm lạnh và đau họng hơn so với những người không tập thể dục.
Vì thế, người dân nên giành thời gian vận động thể lực tối thiểu 30 phút/mỗi ngày. Việc làm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể mà còn giải toả căng thẳng, giảm stress.
Chủ đề liên quan:
bệnh nguy hiểm cách tăng cường miễn dịch gây bệnh miễn dịch tác nhân tác nhân gây bệnh tăng cường tăng cường miễn dịch