Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Chuyên gia chỉ ra những sai lầm khi điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch

Những quan điểm sai lầm khi điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch như cứ đau nhức là ngâm chân nước nóng hoặc đau chân là ngừng đi bộ… không chỉ làm bệnh nhân phải kéo dài thời gian điều trị mà còn khiến bệnh nặng thêm.
Suy giãn tĩnh mạch là một bệnh khá phổ biến, xảy ra ở cả nam và nữ, chủ yếu ở những người trên 30 tuổi, tỷ lệ nữ mắc nhiều hơn nam, suy giãn tĩnh mạch có thể gặp ở nhiều cơ quan trong cơ thể nhưng hay gặp nhất là suy giãn tĩnh mạch chân.

PGS.TS Đinh Thị Thu Hương, Nguyên Phó Viện trưởng Viện tim mạch quốc gia cho biết, suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý mà hệ thống tĩnh mạch bị suy giảm chức năng dẫn đến các tĩnh mạch bị giãn ra và có hiện tượng ứ trệ tuần hoàn tĩnh mạch dẫn đến các biểu hiện suy giãn tĩnh mạch với các mức độ khác nhau.

Người có yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch cần phòng bệnh và phát hiện sớm

Trong các nghiên cứu của mình, TS Nguyễn Trung Anh, Phó Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho rằng, với bệnh suy giãn tĩnh mạch, phụ nữ mắc bệnh nhiều hơn nam giới. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh, trong đó có một số yếu tố nguy cơ dẫn tới bệnh suy giãn tĩnh mạch thường gặp như lối sống ít vận động, tính chất công việc phải đứng nhiều, thói quen đi giày cao gót ở phụ nữ, làm vô hiệu hóa hệ thống bơm máu dưới bàn chân, làm ứ trệ dẫn đến suy giãn tĩnh mạch. Ngoài ra, việc sử dụng Thu*c Tr*nh th*i ở phụ nữ hay quá trình thai nghén, lối sống, người béo phì, thức khuya, các stress… cũng ảnh hưởng nhất định đến căn bệnh này. Bên cạnh đó còn phải kể đến yếu tố gia đình, nếu trong gia đình có người mắc bệnh , đặc biệt nếu cả bố và mẹ đều bị bệnh thì nguy cơ mắc bệnh ở người con lên tới 80%.

Thực tế là hiện nay có nhiều người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch mà không biết, tỷ lệ này lên tới 65%, chỉ đến khi bệnh nặng hoặc xuất hiện các biến chứng của bệnh mới đi khám thì đã muộn, việc điều trị rất khó khăn. TS Nguyễn Trung Anh khuyên, nếu người bệnh nằm trong nhóm có nguy cơ cao như đã nói ở trên, đặc biệt là phụ nữ, cần có biện pháp phòng bệnh từ sớm từ đó người bệnh có thể sẽ không mắc bệnh hoặc bệnh sẽ đến rất muộn. Phó Giám đốc BV Lão khoa cho rằng, quan trọng nhất là cần thay đổi lối sống, cần năng vận động, nhất là với người hay đi giày cao gót, thường phải đứng lâu để làm việc, bên cạnh đó, cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, không để bị béo phì, nhất là cần chú ý các dấu hiệu để phát hiện bệnh sớm.

Nhiều người dân mắc phải sai lầm khi điều trị bệnh

bệnh suy giãn tĩnh mạch có nhiều giai đoạn, cấp độ, về lâm sàng bệnh chia các cấp độ theo dấu hiệu lâm sàng từ C0 đến C6 (từ nhẹ đến nặng), nặng nhất là cấp độ C6 tuy nhiên không phải ai cũng phát hiện được sớm và điều trị đúng bởi bệnh này cần kết hợp Thu*c, ăn uống và nhiều biện pháp khác, trong đó có phẫu thuật.

Cuộc sống càng hiện đại, con người càng ít vận động, cộng thêm chế độ dinh dưỡng không hợp lý với những đồ ăn nhanh nhiều chất béo, khiến người có nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch càng tăng. Có những bệnh nhân mới ngoài 30 đã có các biểu hiện như tê chân, chuột rút về đêm, cảm giác nặng chân, bồn chồn ở chân về chiều… tuy nhiên đến sáng hôm sau những dấu hiệu này lại biến mất khiến người bệnh chủ quan. Nhiều trường hợp người bệnh có thêm các triệu chứng như ngứa lại tưởng mình bị mắc bệnh da liễu, hoặc đau lại tưởng mình bị khớp…. Chữa mãi không khỏi, chỉ đến khi bệnh nhân gặp được bác sĩ tim mạch hoặc mạch máu mới được phát hiện đúng bệnh.

TS Nguyễn Trung Anh chia sẻ, ông đã chứng kiến có những trường hợp mắc bệnh ở giai đoạn C5 – có biến chứng loét trên da- vẫn không phát hiện ra bệnh. Bởi đây là bệnh có lúc triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài nhưng cũng có khi âm thầm. Theo các bác sĩ, giãn tĩnh mạch chân có 2 loại là giãn tĩnh mạch nông và giãn tĩnh mạch sâu. Nếu giãn tĩnh mạch nông thì người bệnh có thể phát hiện được với các triệu chứng trên da, nhưng giãn tĩnh mạch sâu thì không có biểu hiện trên da, có khi họ không biết mình bị bệnh.

TS Nguyễn Trung Anh, Phó Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương kể, có người khi thấy các triêu chứng của suy giãn tĩnh mạch như đau nhức chân, nặng chân mỗi khi đi lại cho rằng mình bị bệnh giãn tĩnh mạch, họ "tự điều trị" bằng cách kiêng đi lại để bệnh không nặng thêm. Nhưng đây là một quan niệm rất sai lầm mà nhiều người mắc phải, vì càng không vận động hệ tĩnh mạch càng suy yếu hơn. Hay bệnh nhân thấy đau nhức lại ngâm chân nước nóng, điều này không tốt bởi khi đó thành mạch giãn, làm tăng áp lực máu trong tĩnh mạch, thậm chí gây cảm giác khó chịu và đau tăng lên. Lời khuyên của các chuyên gia tĩnh mạch với bệnh nhân suy tĩnh mạch là tránh bôi dầu nóng, ngâm chân nước nóng ….

Phòng suy giãn tĩnh mạch không khó

Theo TS Nguyễn Trung Anh, để phòng căn bệnh này không khó, cần bắt đầu từ lối sống năng động, không tĩnh quá, có chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý, tập luyện một số môn thể thao như đi bộ, bơi lội, đạp xe…. Nếu là bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch nên đi bộ với tốc độ 4-5km/giờ, tối thiểu 30 phút. Bệnh nhân cũng có thể làm động tác như đứng lên, làm động tác nhún dùng cơ bắp chân nhún, nhấc gót chân lên, giữ 1 chút trên không rồi hạ xuống làm tăng cường vận động khối cơ ở chân… Tránh các môn thể thao đòi hỏi căng giãn cơ đột ngột như bóng đá, tennis, chơi bóng bàn kéo dài, cử tạ …. Khi có các chỉ định cần thiết cần đến cơ sở y tế điều trị tích cực hơn.

TS Nguyễn Trung Anh khuyên, với người bệnh, khi quan sát trên chân có tĩnh mạch giãn ở mức độ nhẹ, các tĩnh mạch mạng nhện có màu xanh hoặc đỏ; lớn hơn là giãn to ngoằn ngoèo, sạm da, chàm hóa… hoặc khi có triệu chứng đau, nặng chân, rát chân…. nên đến gặp các chuyên gia mạch máu để được khám, phát hiện sớm bệnh.Hải Yến

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/chuyen-gia-chi-ra-nhung-sai-lam-khi-dieu-tri-benh-suy-gian-tinh-mach-n142070.html)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY