Tại Việt Nam, có tỷ lệ mắc rất cao, theo thống kê chưa đầy đủ có khoảng 50% dân số mắc căn bệnh này. Điều đáng nói, nhiều người khi có các triệu chứng của bệnh thường chủ quan không đi thăm khám, vì thế khi phát hiện ra bệnh thì đã ở giai đoạn nặng, có biến chứng nguy hiểm.
PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng - GĐ Trung tâm Phẫu thuật đại trực tràng - Tầng sinh môn (Bệnh viện Việt Đức) cho biết, dấu hiệu không quá khó để phát hiện. Theo đó, dù là trĩ nội hay trĩ ngoại thì đều có một số dấu hiệu sau:
- Đi ngoài ra máu, thường là máu đỏ tươi - là triệu chứng thường gặp nhất và là lý do khiến bệnh nhân phải đến các cơ sở y tế khám bệnh.
- Đi ngoài thấy búi trĩ sa ra ngoài hậu môn: Búi trĩ có thể tự động thụt lên hoặc phải dùng tay đẩy lên, cũng có thể hoặc không thể đẩy vào bên trong ống hậu môn được… là những dấu hiệu rất rõ ràng của bệnh trĩ. Bởi vậy, khi có dấu hiệu này thì đến 90% là đã mắc bệnh trĩ và cần đến bệnh viện để thăm khám.
- Có cảm giác nặng tức ở hậu môn: Cảm giác này có thể chỉ xuất hiện cao điểm trong và sau khi đi vệ sinh, hoặc có thể âm ỉ suốt cả ngày, đặc biệt là khi ngồi, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh.
"Khi thấy có ít nhất 3 biểu hiện này thì cần đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám kịp thời nhằm tránh biến chứng bệnh trĩ cũng như loại bỏ những căn bệnh khác nếu có ví dụ ung thư trực tràng", PGS Hùng chia sẻ.
Trĩ là căn bệnh ở V*ng k*n nên nhiều người khi mắc bệnh thường rất hay giấu bệnh, nhất là chị em phụ nữ. PGS Hùng cho biết, việc giấu giếm bệnh tật nói chung và bệnh trĩ nói riêng rất nguy hiểm, bởi nó sẽ làm gia tăng tình trạng bệnh, khiến việc điều trị kéo dài và gặp khó khăn.
Về chẩn đoán bệnh trĩ, đây là vị trí giải phẫu thương tổn ở vùng nông, dễ chẩn đoán, người bệnh thường có các dấu hiệu như trên thì nên đi khám. Trĩ thường tiến triển theo từng đợt, có thể một đợt cấp, sau đó tự diễn biến khỏi. Hơn nữa đây là bệnh rất hay gặp nên nhiều người chủ quan, thường tự chẩn đoán và tự chữa bệnh. Điều này rất nguy hiểm.
PGS Hùng cho rằng, việc giấu bệnh hoặc tự chữa bệnh, chữa bệnh theo "bác sĩ Google" dẫn đến xuất hiện nhiều ca biến chứng nặng. "Bản thân tôi đã từng phải xử trí tạo hình lại hậu môn cho người bệnh, có người bệnh còn phải dùng hậu môn nhân tạo cả đời vì những biến chứng do giấu bệnh, chữa bệnh ở nơi không đảm bảo an toàn hoặc tự chữa bệnh", PGS Hùng cho hay.
Theo đó, các biến chứng thường gặp của bệnh trĩ là chảy máu dẫn đến mất máu, hẹp hậu môn do phẫu thuât ở cơ sở y tế/phòng khám không đảm bảo điều kiện, hoại tử búi trĩ… Theo chia sẻ của bác sĩ, có không ít trường hợp trĩ biến chứng to như quả quýt, quả cam lòi ra ngoài, có biểu hiện hoại tử tím đen do tắc mạch, bệnh tái phát do điều trị không đúng cách hoặc không triệt để.
Các chuyên gia cho rằng, điều trị bệnh trĩ hiện nay không khó khăn, tùy những dạng trĩ khác nhau sẽ có những hướng điều trị khác nhau. Thông thường có 3 hướng điều trị là nội khoa, dùng thủ thuật và cuối cùng là phẫu thuật.