Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Chuyện ít biết về điều trị F0 không triệu chứng

Theo bác sĩ Trần Xuân Thịnh, trong quá trình thực hiện điều trị cho bệnh nhân Covid-19 không triệu chứng, việc chăm sóc và động viên tinh thần để người bệnh yên tâm hợp tác điều trị là một nhiệm vụ rất quan trọng.

Thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã tiếp nhận hơn 15.000 công dân trở về quê từ TP HCM và các tỉnh, thành phía Nam. Đến nay trên địa bàn tỉnh này đã ghi nhận hơn 700 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.

Và để giảm tải cho các bệnh viện dã chiến trong toàn tỉnh, ubnd tỉnh thừa thiên-huế đã quyết định thành lập cơ sở cách ly tập trung người nhiễm sars-cov-2 không triệu chứng với quy mô 500 giường (đặt tại trường cao đẳng nghề số 23) và chính thức đưa vào hoạt động kể từ ngày 23/8.

Trong tuần đầu đầu tiên đi vào hoạt động, trung bình mỗi ngày cơ sở cách ly tập trung người nhiễm sars-cov-2 không triệu chứng (cơ sở cách ly t2-f0) đã tiếp nhận từ 25-30 ca bệnh. đa số bệnh nhân không triệu chứng hoặc có các triệu chứng nhẹ như ho, sốt nhẹ, đau họng, mệt mỏi.

Thiếu tá nguyễn trung giang, khung trưởng khung t2-f0 cho biết, kể từ khi đi vào hoạt động cho đến nay, cơ sở này đã tiếp nhận và điều trị cho hơn 200 bệnh nhân mắc covid-19 (f0) không triệu chứng.

Hiện nay, tại cơ sở đang có 52 cán bộ, chiến sĩ và nhân viên y tế được phân công làm nhiệm vụ. Trong đó, lực lượng quân đội, dân quân tự vệ là 25 người và lực lượng y tế là 27 người trực thuộc Bệnh viên Trường Đại học Y Dược Huế và Trung tâm Y tế thị xã Hương Thủy đảm nhiệm.

Quá trình theo dõi và điều trị các bệnh nhân covid-19 không triệu chứng, các y bác sĩ và điều dưỡng tại đây đều được phân công cụ thể theo từng nhóm nhằm đảm bảo luân phiên trực 24/24h để nhận bệnh nhân từ các nơi chuyển đến và xử lý các tình huống cấp cứu khi có yêu cầu. tất cả quy trình tiếp đón, phân loại, chăm sóc, điều trị bệnh nhân cho đến đánh giá tiêu chuẩn ra viện đều được thực hiện thống nhất theo quy định của bộ y tế.

Bác sĩ trần xuân thịnh, phó trưởng khoa gây mê hồi sức cấp cứu chống độc, bệnh viện trường đại học y dược huế cho biết, đoàn y tế của bệnh viện là đoàn đầu tiên tham gia công tác thu dung, điều trị bệnh nhân tại cơ sở điều trị bệnh nhân covid-19 không triệu chứng.

Là nhóm đầu tiên nên theo Bác sĩ Thịnh, trong quá trình thực hiện cũng có nhiều khó khăn, bỡ ngỡ trong công việc. Tuy nhiên, qua thời gian đội ngũ y bác sĩ cũng đã từng bước khắc phục dần các thiếu sót.

Bác sĩ trần xuân thịnh cho rằng, trong quá trình thực hiện điều trị cho bệnh nhân covid-19, việc chăm sóc và động viên tinh thần để người bệnh yên tâm hợp tác điều trị, vượt qua bệnh tật là một nhiệm vụ rất quan trọng.

“ngoài theo dõi triệu chứng trực tiếp hai lần mỗi ngày, chúng tôi cũng đã kết nối với người bệnh thông qua mạng xã hội zalo trên điện thoại để kịp thời trao đổi, hướng dẫn và động viên tinh thần bệnh nhân. cùng với đó, đơn vị còn thiết kế các bảng hướng dẫn về tự chăm sóc và theo dõi triệu chứng, số điện thoại bác sĩ và điều dưỡng sau đó được dán sẵn tại các phòng bệnh để bệnh nhân nắm và dễ dàng liên hệ khi cần thiết” - bác sĩ thịnh cho biết.

Thiếu tá nguyễn trung giang cho biết, sau hơn 2 tuần đi vào hoạt động, đến nay tại cơ sở cách ly t2 - f0 đã có 81 bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh và cho xuất viện, về cách ly và theo dõi tại địa phương. chỉ có 3 bệnh nhân nặng phải chuyển lên bệnh viện trung ương huế cơ sở 2 để tiếp tục điều trị. hiện, cơ sở cách ly t2 vẫn đang tiếp tục điều trị cho 150 bệnh nhân mắc covid-19 không triệu chứng.

“đối với những cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ tại đây, ai nấy đều quyết tâm hoàn thành tốt công việc và trách nhiệm của mình. niềm vui lớn nhất đối với những người làm nhiệm vụ tại đây là khi các ca mắc covid-19 không còn nữa, các công dân đang điều trị ở đây đều có kết quả xét nghiệm âm tính, nhanh chóng hồi phục sức khỏe để được trở về địa phương” - thiếu tá nguyễn trung giang tâm sự.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/chuyen-it-biet-ve-dieu-tri-f0-khong-trieu-chung-5665174.html)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ em. Khi bị tiêu chảy trẻ sẽ bị mất nước, mệt mỏi, sút cân và nếu kéo dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và bội nhiễm.
  • Chào Mangyte, Em nghe nói BV Đại học Y dược có phòng khám Tâm lý và Chăm sóc giảm nhẹ không biết có đúng không? Em muốn hỏi, bệnh nhân có triệu chứng rối loạn hành vi như tự làm đau bản thân có thể đến khám tại phòng khám Tâm lý không? Em có thể hẹn trước lịch khám không? Em cám ơn rất nhiều. (Nguyễn Thị Thanh Hoa - Quận 6, TPHCM)
  • Chào Mangyte. Tôi là người Đức gốc Việt. Nay tôi 67 tuổi muốn về Việt Nam sống vào thời gian cuối cùng của cuộc đời. Tôi muốn hỏi, nếu tôi mang quốc tịch Đức, thì tôi có được vào sống trong nhà dưỡng lão ORIHOME không? Tôi phải trả một tháng bao nhiêu? Mong nhận được sự giúp đỡ của Mangyte. (Phạm Văn Thi)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Người nhà tôi không may mới bị T*i n*n giao thông, phải nằm viện khoảng 2 tuần. Vợ chồng tôi thì bận đi làm, công việc cuối năm rất nhiều. Suy đi tính lại, tôi thấy phải thuê người chăm sóc mẹ là giải pháp tốt nhất lúc này (mặc dù biết là tự tay mình chăm sóc vẫn tốt hơn). Nhờ các bác sĩ chỉ giúp nơi nào có dịch vụ chăm sóc người bệnh? Tôi muốn tìm một người cẩn thận và nhiệt tình. Mong câu trả lời từ mangyte.vn! (Nhật Tân - nguyennhat…@yahoo.com)
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY