Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Chuyến tàu tốc hành chở trái tim hiến tặng xuất phát trễ 2 phút tạo nên kỳ tích cứu sống sinh mạng của bệnh nhân

Chỉ với 2 phút kỳ tích, một sinh mạng đã được cứu sống.

Mới đây, NTD Korea đưa tin về một vận chuyển trái tim hiến tặng từ ga tàu Songjeong Gwangju, tỉnh Gwangju, Hàn Quốc, đến ga Kwangmyeong, tỉnh Gyeonggi và nhận được nhiều sự quan tâm. Bởi vì hành trình ấy được gọi là "2 phút kỳ tích".

Cụ thể, vào ngày 4/4, một bị bệnh tim (gọi là A, 41 tuổi) ở bệnh viện Gil của đại học Gacheon được lên kế hoạch cấy ghép tim. Được biết, A đã điều trị bệnh tim trong suốt 8 năm qua và sau ngần ấy thời gian chờ đợi, cuối cùng này cũng sắp sửa nhận được một trái tim hiến tặng của khác tại một bệnh viện ở tỉnh Jeonnam.

Chuyến tàu tốc hành chở trái tim hiến tặng xuất phát trễ 2 phút tạo nên kỳ tích cứu sống sinh mạng của bệnh nhân - Ảnh 1.

Theo dự kiến, khoảng 8h30 tối ngày 4/4, trái tim hiến tặng sẽ được vận chuyển từ Jeonnam đến bệnh viện Gil, Gyeonggi.

Tuy nhiên, một vấn đề đã xảy ra.

Ca phẫu thuật lấy tim ra khỏi cơ thể bệnh nhân hiến tặng lâu hơn dự tính. Thêm nữa, trận cuồng phong nổi lên khiến chiếc trực thăng cấp cứu không thể cất cánh đưa nội tạng đến bệnh viện Gil một cách nhanh chóng. Cuối cùng, nhân viên y tế phải đi tàu tốc hành KTX từ Kwangju đến thành phố Incheon, giáp Seoul và tỉnh Gyeonggi.

Chuyến tàu sớm nhất khi đó khởi hành lúc 9h tối và nếu lỡ chuyến này, nhân viên y tế phải đợi thêm 1 tiếng rưỡi nữa mới đến chuyến tàu tốc hành tiếp theo.

Chuyến tàu tốc hành chở trái tim hiến tặng xuất phát trễ 2 phút tạo nên kỳ tích cứu sống sinh mạng của bệnh nhân - Ảnh 2.

Được biết, khoảng thời gian vàng để thực hiện ghép tim là 4 tiếng sau khi nó được lấy ra khỏi cơ thể người hiến tặng. Quá thời gian đó thì trái tim sẽ bị mất chức năng. Chính vì vậy nên nhân viên y tế ở Jeonnam buộc phải đi chuyến tàu xuát phát lúc 9h tối.

Giám đốc Trung tâm cấy ghép bệnh viện Gil là bà Lee Soon Mi đã gọi điện cho ga tàu Songjeong ở Gwangju để giải thích tình hình và xin phép cho chuyến tàu tốc hành KTX lúc 9h tối được khởi hành trễ hơn 10 phút. Sau khi nhận được thông tin này, Ban quản lý của ga tàu Songjeong Gwangju đã cân nhắc và huy động lực lượng nhân viên sẵn sàng cũng như thông báo cho khách hàng về thời gian khởi hành mới là 9h02 tối.

Nhờ tàu tốc hành khởi hành muộn 2 phút mà trái tim hiến tặng được đến nhà ga Kwangmyeong sớm hơn dự kiến. Ngay khi vừa đến nơi, trái tim đã được đưa lên xe cấp cứu và đến bệnh viện Gil vào lúc 11h tối. Các bác sĩ tại đây đã thực hiện ca phẫu thuật trong vòng 12 tiếng tiếp theo để cấy ghép trái tim vào cơ thể bệnh nhân A.

Giáo sư Park Chul Won, người thực hiện ca phẫu thuật, cho biết ca phẫu thuật đã thành công tốt đẹp.

"Để cứu lấy sinh mạng của bệnh nhân, ban quản lý tàu tốc hành đã hợp tác cũng như những hành khách đi tàu đã chờ đợi thêm 2 phút. Chúng tôi chân thành cảm ơn mọi người" - giáo sư Park nói thêm.

(Nguồn: NTD News)

Theo IMACHO

Mạng Y Tế
Nguồn: CafeBiz (https://cafebiz.vn/chuyen-tau-toc-hanh-cho-trai-tim-hien-tang-xuat-phat-tre-2-phut-tao-nen-ky-tich-cuu-song-sinh-mang-cua-benh-nhan-20200502134704216.chn)

Tin cùng nội dung

  • TS. Vũ Trường Khanh, Phó trưởng khoa Tiêu Hóa, BV Bạch Mai đã đưa ra những lời khuyên hữu ích cho bệnh nhân trước và sau nội soi đại tràng.
  • Hiểu về những thực phẩm có tác động xấu tới tình trạng viêm loét đại tràng sẽ giúp chúng ta “dễ sống” hơn với căn bệnh này.
  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chào Mangyte, xin vui lòng có thể cung cấp cho tôi giá phòng/ngày của BV điều dưỡng - Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp được không? Ở BV này áp dụng chung cho các khoa hay mỗi khoa một đơn giá khác nhau? Xin chân thành cảm ơn.
  • Nếu gọi xe cấp cứu thì người xung quanh nên làm gì trong khi chờ đợi? Tôi hỏi để phòng khi hữu sự, vì gần đây có nhiều học sinh ngất xỉu quá .Tôi lo quá, tôi cũng có 2 đứa con gái tầm tuổi ấy. Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Thúy - thuy201...@gmail.com)
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY