Thẩm mỹ hôm nay

Thẩm mỹ trực tiếp thúc đẩy tâm lý, làm tăng năng suất lao động, nhưng nó còn tham gia nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, vai trò chủ yếu của nó vẫn là làm giàu có cho đời sống tinh thần của con người.. Vai trò của những thước đo thẩm mỹ trong đời sống tinh thần cũng tương tự như vai trò của những thước do đạo đức trong đời sống xã hội.

Cô học trò mồ côi gác lại giấc mơ đại học

Không cha cũng chẳng còn mẹ, từ lúc 2 tháng tuổi được người bà hàngxóm nhận nuôi, đến nay ở tuổi 18 đầy hoài bão nhưng cô học trò mồ côi Nguyễn Thị NhưQuỳnh đành phải gác giấc mơ học đại học vì hoàn cảnh không cho phép.

“Chẳng lẽ em lại dừng lại như thế sao?”, tôi hỏi cô học trò mồ côi Quỳnh mà như hỏi chính cuộc đời này. 12 năm khổ nhọc, bà Bùi Thị Hạnh (67 tuổi) ngày đi nhặt ve chai, tối đến có ai mang áo quần lại thì bà nhận sửa, một ngày thu nhập chưa đến 30.000 đồng mà vẫn cố gắng nuôi Quỳnh ăn học đến hôm nay, chặng đường đó đâu phải dễ!

Cụ bà còng lưng nuôi cô bé hàng xóm trưởng thành

“Nghe nói học đại học tiền nhiều lắm, giờ nợ tiền học phí ôn tập lớp 12 em còn chưa có để đóng. Bà em đã khổ nhiều lắm rồi, giờ bà cũng già yếu, em phải nghỉ học để đi làm còn lo lại cho bà. Hoàn cảnh thế này, em đâu dám mơ ước gì”, cô học trò mồ côi cúi mặt, nói trong nước mắt.

Cô học trò mồ côi gác lại giấc mơ đại học - ảnh 1

Dù tuổi đã già nhưng bà Hạnh vẫn nhận áo quần về sửa để kiếm tiền nuôi Quỳnh

Biết khổ nhưng vẫn nhận nuôi

Thời buổi hiện đại nhưng để gặp được 2 bà cháu Quỳnh thì lại không dễ chút nào, vì cả hai đều không dùng điện thoại. Căn nhà nhỏ lại nằm sâu trong con hẻm ngoằn ngoèo ở Q.4, TP.HCM, mà dù đến nhà lần thứ 2, chúng tôi vẫn bị lạc.

Mọi sự giúp đỡ, xin gửi về Báo Thanh Niên theo thông tin sau: Chủ tài khoản: Báo Thanh Niên. Số tài khoản: 14710000000115 - Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển VN - chi nhánh Ba Tháng Hai, TP.HCM. Hoặc Báo Thanh Niên sẽ nhận trực tiếp tại tòa soạn, các văn phòng đại diện trong cả nước.
Nội dung ghi: Giúp đỡ em Nguyễn Thị Như Quỳnh (Trung tâm GDNN - GDTX Q.4, TP.HCM).
Chúng tôi sẽ chuyển đến em Quỳnh trong thời gian sớm nhất.

Gọi là nhà nhưng thực ra cũng chỉ đủ diện tích cho 2 bà cháu có chỗ chui ra chui vào, căn nhà lại trũng xuống so với mặt đường nên Quỳnh kể mùa mưa nước ngập lên đến đầu gối, nắng thì chỉ cần đứng một lát trong nhà là mồ hôi đổ ra như tắm.

Nhớ lại những ngày đầu nhận nuôi cô học trò mồ côi Như Quỳnh, bà Hạnh không khỏi xót xa kể: “Ngày đó Quỳnh mới 2 tháng tuổi, bà ngoại và mẹ nó mang đến kèm cái giấy khai sinh rồi nhờ tôi nuôi giúp vì phải đi làm xa, mỗi ngày sẽ trả cho tôi 20.000 đồng. Lúc đó tôi sống một mình, lại không có công ăn việc làm nên nhận nuôi, nhưng rồi sau đó không lâu, mẹ nó bỏ đi luôn, bà ngoại thì vào trại cai nghiện rồi nghe báo về cũng mất luôn trong đó. Giờ nó mồ côi, không cha không mẹ thì biết sống sao, thương quá nên tôi nhận nuôi luôn”.

Cuộc sống một thân một mình vốn dĩ đã khó khăn, lại thấy đứa bé nhỏ xíu nên mọi người xung quanh cứ bảo “bà không nuôi được đâu, nó bệnh nên mẹ nó mới bỏ như thế”, nhưng cầm lòng không đành, không thể bỏ rơi một đứa trẻ đáng thương như vậy nên dù khó khăn thế nào bà Hạnh vẫn quyết tâm nuôi.

Hôm chúng tôi đến, bà Hạnh vừa gom ve chai bán được 6.000 đồng. Bà bảo: “Mới nhận thêm cái quần người ta mang đến sửa, như thế là có thêm 10.000 đồng nữa để 2 bà cháu sống qua ngày hôm nay”.

Bình thường đi nhặt ve chai về, bà sẽ gom lại cả tuần mới bán một lần, mà mỗi lần bán như thế, nhiều nhất cũng chỉ được 100.000 đồng, nhưng hôm nay vì chưa có tiền mua đồ ăn nên bà phải bán số, ve chai nhặt được, dù biết chỉ có vài ngàn đồng.

Không dám mơ ước học đại học

Cuộc sống của 2 bà cháu chỉ phụ thuộc vào từng đồng bán ve chai, cộng thêm tiền công ít ỏi nhận sửa quần áo của hàng xóm, ngày thu nhập nhiều nhất cũng chưa đến 30.000 đồng. Có ngày dù không có cái ăn, bà vẫn tiết kiệm tiền để còn đóng tiền học phí cho Quỳnh. “Rồi hàng xóm thương nên ai có gì ăn cũng hay cho. Các vật dụng trong nhà cũng của mọi người không xài nữa thì cho hai bà cháu về dùng”, bà Hạnh kể.

Để học được đến ngày hôm nay là chặng đường mà cả bà Hạnh và Quỳnh đều không dám nghĩ đến. 12 năm đi học, chưa học kỳ nào Quỳnh đóng học phí được đúng hạn: “Vì bà cháu em đâu có được số tiền lớn để nộp học phí. Lần nào bà cũng vay chỗ này, mượn chỗ kia rồi tiết kiệm trả dần dần. Chưa trả xong nợ học phí kỳ này là phải đi mượn để đóng tiếp vì kỳ học phí sau đã đến. Có những lúc không thể mượn được nữa thì em đành viết giấy xin nhà trường gia hạn thêm”, cô học trò mồ côi Quỳnh ngậm ngùi kể.

Lúc đầu vì chưa biết, tôi mới hỏi cô học trò mồ côi này: “Vậy sắp tới em dự định sẽ thi vào trường nào?” vì những tưởng đây là điều hiển nhiên của hầu hết học sinh khi học xong 12. Thế nhưng, Quỳnh cúi mặt lầm lũi rồi bảo: “Em không nộp đơn vào trường nào hết. Thi tốt nghiệp THPT xong em sẽ nghỉ học vì hoàn cảnh thế này em đâu đủ khả năng để học tiếp”.

Chính vì thế, cái ngày bạn bè trong lớp ai cũng đăng ký, nộp đơn trường này, trường kia thì cô học trò mồ côi chỉ biết lặng nhìn.

Cô học trò mồ côi Như Quỳnh bảo: “Em cũng có ước mơ chứ. Em ước mơ được học ngành dược để sau này làm thầy Thu*c. Vì từ nhỏ được mọi người cho mấy đồ chơi như ống nghe của bác sĩ, em cứ giả vờ khám cho bà rồi nói sau này con sẽ làm thầy Thu*c về bốc Thu*c chữa bệnh cho bà. Nhưng đó chỉ là lúc nhỏ thôi, còn đến thời điểm hiện tại, em chưa bao giờ dám mơ ước được học đại học, vì điều đó với 2 bà cháu em là không thể”.

Cô học trò mồ côi gác lại giấc mơ đại học - ảnh 2

Chứng kiến cảnh 2 bà cháu phải nhặt nhạnh bán từng đồng ve chai, rồi ăn vài đồng, tiết kiệm vài đồng để gom dồn đóng học phí, tôi mới hiểu được vì sao cô học trò mồ côi Như Quỳnh nói đến trong mơ em cũng không dám mơ được học đại học. Nhưng chặng đường 12 năm khổ nhọc, giờ đây cánh cửa đại học đang ở phía trước lại phải đóng sập với cô học trò mồ côi hiếu học?

Mạng Y Tế
Nguồn: Thanh niên (https://thanhnien.vn/gioi-tre/co-hoc-tro-mo-coi-gac-lai-giac-mo-dai-hoc-1251214.html)

Tin cùng nội dung

  • (MangYTe) - Ngày 20/4, PV ADZ cùng chính quyền địa phương đã tới thăm và trao số tiền 10.065.000 đồng của bạn đọc báo ADZ tới hoàn cảnh gia đình ông Nguyễn Đình Niêm ( thôn 2, xã Cẩm Huy, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) nhân vật trong bài viết: Nỗi đau của hai vợ chồng trước cảnh hai con sống cũng dở, ch*t cũng dở.
  • (MangYTe) - Mặc dù các bác sĩ đã nỗ lực cứu chữa, nhưng sốt xuất huyết đã biến chứng suy đa cơ quan, chị Sương không qua được nguy kịch. Để giúp chồng con chị vượt qua nỗi đau, ổn định cuộc sống, đại diện ADZ đã trao số tiền 240.900.000 đồng bạn đọc hỗ trợ.
  • (MangYTe) - PV ADZ vừa tiếp tục trao số tiền 46.525.000 đồng bạn đọc hỗ trợ cho gia đình em Vũ Thị Kim Phượng, nhân vật trong bài viết “Nước mắt cô bé học giỏi, đi mót cà phê nuôi cha mẹ bị bệnh”.
  • (MangYTe) - Ngày 20/3, đoàn Tăng, Ni, Phật tử chùa Vũ Thạch, ở số 13B, phố Bà Triệu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, phối hợp với báo ADZ tổ chức chương trình thăm, tặng quà đến các hoàn cảnh nhân ái đặc biệt khó khăn.
  • (MangYTe) - Cả hai vợ chồng thầy Trung đều là giáo viên trẻ có tâm huyết và rất yêu nghề, gia đình sống hạnh phúc bên cạnh người con gái bé bỏng tròn 16 tháng tuổi. Nhưng cuộc đời nào được như ý muốn khi vợ thầy bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối và không qua khỏi được, thầy giáo trẻ đi xét nghiệm cũng phát hiện mình mắc căn bệnh ung thư gan quái ác và đang giày vò thầy từng ngày.
  • (MangYTe) - PV ADZ tại Quảng Trị cùng đại diện chính quyền địa phương đã đến thăm và trao quà bạn đọc gửi tặng tới gia đình anh Nguyễn Văn Thời và chị Hoàng Thị Vân Anh (ở thôn Tam Hiệp, xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị).
  • (MangYTe) - Mặc dù bác sĩ tận tình cứu chữa, nhưng biến chứng suy đa tạng do sốt xuất huyết đã cướp đi sinh mạng của chị Sương. Anh Tùng nghẹn ngào: “Dù vợ em không còn nữa nhưng sự quan tâm của cộng đồng những ngày qua cũng giúp cô ấy ấm lòng trước lúc ra đi.”
  • (MangYTe) - Sau ba lần Ch?t hụt vì hộc máu lênh láng bởi chấn thương hiếm gặp do T*i n*n, sinh mạng cậu bé bán sương sáo đang tựa “nghìn cân treo sợi tóc”. Mẹ vừa phải phẫu thuật u xơ tử cung thì con lâm nạn, gia đình bà Nga rơi vào cơn bĩ cực.
  • (MangYTe) - Nhờ sự hỗ trợ kịp thời của bạn đọc ADZ, nỗi lo không có tiền thực hiện ca phẫu thuật đặt stent cho chồng của chị Hà đã được xua tan. Mơ ước về ngày đoàn tụ gia đình của người vợ trẻ và hai đứa con thơ đang dần thành hiện thực.
  • Là một bác sĩ giỏi không may mắc bệnh hiểm nghèo, bác sĩ Phạm Ngọc Đại vẫn đang từng ngày nén nỗi đau riêng, luôn giữ thái độ lạc quan để gửi trọn tình yêu vào công việc chữa bệnh cứu người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY