Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Có lá mơ bị những bệnh này không cần mua Thuốc tây

Có lá mơ bị những bệnh này không tốn tiền mua Thuốc tây - các bạn hãy lưu lại nhé.

Lá mơ lông là một loại rau gia vị ăn kèm khá phổ biến, thường được dùng để ăn kèm với các món ăn nhiều đạm như: thịt chó, gỏi cá, nem thính… lá mơ lông có màu khá đẹp, một mặt lá màu tía, một mặt màu xanh, có nhiều lông nhỏ trên các gân lá. đây không chỉ là một loại rau ăn kèm mà còn là vị Thuốc hay có sẵn trong vườn nhà và có công dụng tốt với nhiều loại bệnh khác nhau.

Trong y học cổ truyền, lá mơ lông thường được sử dụng để tăng cường sức khỏe tiêu hóa, điều trị các bệnh liên quan tới tiêu hóa, đặc biệt là bệnh viêm đại tràng mạn tính.

Ảnh minh họa.

Sôi bụng, ăn khó tiêu:

Lấy một nắm lá mơ tươi, rửa sạch, ăn kèm với cơm như rau hoặc giã nát lấy nước uống. ăn, uống liền trong 2 - 3 ngày sẽ có kết quả.

Co giật

Nghiền nát khoảng 15 - 60g lá tươi, thêm 1 bát nước ấm và một tí muối, khuấy đều và vắt lọc để lấy nước và uống trước bữa tối.

Làm lành vết thương

Một nắm lá mơ lông xay thật mịn và đắp vào vết thương. chữa thấp khớp, bí tiểu: lấy khoảng 15 - 60g lá tươi, đun sôi trong nước, gạn bỏ xác lá và uống nước, ngày uống một lần.

Chữa lỵ (có 2 cách):

Nghiền mịn 15 - 60g lá mơ lông, thêm 1 chén nước ấm và một ít muối, ép xác lấy nước và uống trước khi ăn. cách khác là cắt nhỏ lá mơ lông rồi đánh chung với một quả trứng gà, để chảo nóng và sau đó đổ hỗn hợp trên vào, để cho khô trên chảo rồi ăn, ngày 1 - 2 lần.

Trị ho gà: lá mơ tam thể 150 gr, bách bộ, cỏ mần trầu, rễ chanh, cỏ nhọ nồi, rau má, mỗi vị 250 gr, cam thảo dây 150 gr, trần bì 100 gr, gừng 50 gr, đường kính vừa đủ. cho vào 6 lít nước, trộn lẫn rồi đun sôi còn 1 lít. chia ra ngày uống 2-3 lần.

Chữa cảm lạnh:hấp chín khoảng 25 lá mơ lông ăn hoặc ăn sống.

Chống viêm loét:nghiền nát một nắm lá mơ lông và vắt lấy một chén nước, chia 2 - 3 lần uống trong ngày.

Theo Lan Ngọc/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/khoe-dep/co-la-mo-bi-nhung-benh-nay-khong-ton-tien-mua-thuoc-tay-10373.html?fbclid=IwAR1mmF9s3TkQRCB0mzst0XeHH9afbVwLQSiEAN6OtbwqhU7b9OlMJSVym4M

Theo Lan Ngọc/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/co-la-mo-bi-nhung-benh-nay-khong-can-mua-thuoc-tay/20210613095354327)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Chữa viêm họng bằng lá mơ lông là phương pháp đơn giản, an toàn và dễ thực hiện. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng của lá mơ...
  • Lấy lá mơ lông hơ trên ngọn lửa nóng, cuộn thành hình điếu Thu*c hoặc vò nát rồi nhét vào tai chữa viêm tai giữa cho người lớn và trẻ em.
  • Dùng lá mơ lông chữa viêm đại tràng là bài Thu*c dân gian đến nay vẫn được sử dụng rộng rãi có tác dụng khắc phục triệu chứng của bệnh rất tốt...
  • Dược liệu Rong mơ mềm Làm Thu*c chữa một số bệnh như đái đường, sưng tuyến giáp trạng và làm nguyên liệu chế biến alginate dùng trong công nghiệp.
  • Theo Đông Y, Địa liền có vị cay, tính ấm, có tác dụng âm trung tiện, tán hàn, trừ thấp, trừ nề khí. Nước chiết ở củ có tính hạ đờm, lợi trung tiện. Người ta đã nghiên cứu về tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm của Địa liền. thường dùng trị ăn uống không tiêu, ngực bụng lạnh đau, tê phù, tê thấp, nhức đầu, đau răng do phong. Còn được dùng để trị ỉa chảy, hoắc loạn và trị ho gà.
  • Mật gà, tên Thuốc là kê đảm, có vị đắng, tính hàn, không độc, có tác dụng giảm ho, long đờm, tiêu độc, chống viêm. Tuy được dùng ít hơn các mật khác, nhưng mật gà lại có tác dụng tốt trong một số trường hợp.
  • Đông y cho rằng, củ mã thầy có vị ngọt, tính hàn, có công năng ích khí, an trung, khai vị, tiết thực, được sử dụng để trị nhiều bệnh do nhiệt, vàng da hay tỳ vị hư hàn…
  • Theo y học cổ truyền, bộ phận dùng làm Thu*c là lá mơ thường dùng tươi. Dược liệu có đắng, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, giải nhiệt,Lá mơ lông còn có các tên khác như: ngưu bì đống, mơ tròn, dây mơ lông, mơ tam thể, mẫu cầu đằng, ngũ hương đằng, thanh phong đằng, mao hồ lô, người Tày gọi là khau tất ma, người Thái gọi là co tốt ma,.... Là một loại cây leo mọc hoang hoặc được trồng làm hàng rào nhiều nơi ở nước ta để làm rau gia vị.
  • Đông y chia bệnh này làm 3 thời kỳ: thời kỳ sơ phát, thời kỳ ho cơn và thời kỳ phục hồi:
  • Lá mơ, còn có các tên khác như: ngưu bì đống, khau tất ma (Tày), co tốt ma (Thái), mơ tròn, dây mơ lông, mơ tam thể, mẫu cầu đằng, ngũ hương đằng, thanh phong đằng, mao hồ lô. Do loại cây này có mùi khó ngửi còn gọi là lá “rau “dấm chó”.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY