Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cỏ mần trầu rất giàu công dụng

Mần trầu dùng toàn cây tươi hay khô. Có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, Bổ huyết, hành huyết, lợi tiểu, giải độc, mát gan.
Mần trầu dùng toàn cây tươi hay khô. Có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, Bổ huyết, hành huyết, lợi tiểu, giải độc, mát gan. Dùng ở các trường hợp hư tổn, chướng bụng, tiểu tiện không thông, phong thấp, sốt rét, sốt, gan nóng, huyết áp cao.

cỏ mần trầu có khắp mọi miền nước ta và có nhiều tên khác như: vườn trầu, màn trầu… Tên Hán cũng nhiều như: dã kê thảo (móng gà rừng). Tên Latin là Eleusine indica (L) Gaertn, họ Lúa (Poaceae). cỏ mần trầu có cụm hoa mọc trên 1 cán ở ngọn thân gồm 5 - 7 bông, xếp tỏa tròn như những cái chong chóng, lá nhỏ dài. cỏ mần trầu cả cây được dùng làm rau Thu*c dạng tươi và khô.

Một số kinh nghiệm dùng cỏ mần trầu

Hải Thượng Lãn Ông dùng cỏ mần trầu 40g, sắc với ích mẫu 40g, uống chữa viêm tinh hoàn (Bách gia trân tàng).

Theo Hội Y học Dân tộc Thanh Hóa: mần trầu vị nhạt, tính mát, thanh nhiệt, làm ra mồ hôi, mát gan, lợi tiểu, chữa cảm mạo mồ hôi không ra được… Liều 20 - 40g.

Chữa sỏi tiết niệu (lương y Lê Mậu Biền cống hiến): cỏ mần trầu 40g, bông mã đề 20g, mộc thông 8g, chi tử 8g, lá tre 20 lá, cam thảo 8g, cù mạch 8g, hương phụ chế 12h, sinh địa 16g. Nếu đái ra máu thì thêm 20g rễ cỏ tranh, đái buốt thêm hoạt thạch 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, uống một đợt 10 thang.

Kinh nghiệm đồng bào Chăm. Người Chăm gọi cỏ mần trầu là sơ chài. Dùng để thanh nhiệt, lương huyết, giải độc, mát gan, chữa ho khan, sốt âm ỉ về chiều, lao lực, mệt nhọc. Dùng dạng nước sắc 16 - 20g.

Đồng bào dân tộc Dao ở Hà Giang dùng bài Thu*c có cỏ mần trầu sau đây để chữa bệnh tóc bạc rất hiệu nghiệm:

Thu*c uống: cỏ mần trầu 10g, rễ khúc khắc 25g, vỏ thân cây ngũ ga bì 15g, vỏ thân đỗ trọng 15g, rễ cam thảo 5g, cả cây nhân trần 5g. Về mùa đông, thêm 2g gừng nóng. Tất cả phơi khô, thái nhỏ, sắc uống trong một ngày, sau bữa ăn chính khoảng 15 phút. Kiêng chất tanh, chất kích thích, rau muống, cà chua. Phụ nữ có thai hoặc đang có kinh không được dùng.

Thu*c dùng ngoài: cả cây cỏ mần trầu 200g, bồ kết 3 quả, cỏ mần trầu thái nhỏ nấu với hai lít nước đến sôi. Để âm ỉ lửa nhỏ trong 5 phút, chắt lấy nước trong, để vừa ấm gội đầu, nên ngâm tóc trong nước càng tốt. Sau đó, tráng lại bằng nước lã.

Kinh nghiệm của một số lương y

Cụ Trần Tiễn Hy:

Chữa đại tiện ra máu đen do chảy máu dạ dày nên dùng bài Thu*c sau: cỏ mần trầu, muồng trâu (cành lá), cam thảo nam, cây ké, trắc bá diệp, rễ tranh (sao đen), rau má mỗi thứ 1 nắm; cỏ mực 2 nắm, ngải cứu 9 lá, củ sả 5 lá, gừng sống 3 lát, than tóc rối 2 muỗng, lọ nồi chảo gang (bách thảo sương) 1 muỗng canh. Đổ ngập nước sắc còn 2 bát chia 2 lần uống trong ngày. Sắc nước 2 uống trong ngày.

Lương y Nguyễn Văn Phấn:

Nóng sốt môi nứt, lưỡi tưa: cỏ mần trầu, rau má, rau bồ ngót, rễ tranh, cỏ mực, rau sam, lá muồng trâu, cây ké, mỗi thứ 1 nắm; bí đao 2 khoanh, đậu xanh 1 muỗng to. Sắc uống như trên.

Nổi mụn trong miệng: do ăn uống nhiều đồ cay nóng nên cần thanh nhiệt giải độc lợi tiểu tiện. Dùng: cỏ mần trầu, cây muỗng trâu, rễ cỏ tranh, rau sam, rau má, rau ngót, rau dền trắng, cỏ mực, cây ké, cây đậu săng, cam thảo nam, mỗi thứ 1 nắm; bí đao 2 khoanh mỏng, củ sả 10 lát mỏng, gừng tươi 3 lát, vỏ quýt 1 cái. Sắc với nước ngập 1 lóng ngón tay còn 1 bát để uống hết. Sắc lần 2, lần 3 để uống trong ngày.

Lương y Vương Đăng:

Băng huyết: cỏ mần trầu, cây muồng trâu (thái nhỏ), cam thảo nam, rễ tranh, cỏ mực, rau má, cây ké, mỗi thứ 1 nắm; ngải cứu 10 lá, củ sả 10 lát, gừng sống 10 lát, vỏ quýt 1 vỏ. Đổ ngập nước sắc còn 2 bát, chia 2 lần uống trong ngày.

Lương y Nguyễn Hữu Chi:

Huyết trắng dầm dề do huyết nóng: cỏ mần trầu, cây muồng trâu (thái nhỏ), rau má, cỏ mực, cây móng tay trắng, rau sam, rễ cỏ tranh, vỏ dừa thái nhỏ, cây ké, cây vậy (dậy) trắng (thái nhỏ), cây bông trang trắng, cam thảo nam, mỗi thứ 1 nắm; ngải cứu 10 lá, củ sả 10 lát, gừng sống 10 lát, vỏ quýt 1 cái. Đổ ngập nước sắc còn 2 bát chia 2 lần uống, sắc lần 2 uống trong ngày thay nước uống.

Đang cho con bú, vú sưng đau: cấp bách dùng 2 cách trong uống ngoài đắp như sau:

- Uống trong: cỏ mần trầu 40g, bồ công anh 12g, thổ phục linh 20g, ngổ đất 40g, rau sam 20g, lá ớt 20g, cỏ the 20g, me đất 16g, măng sậy 40g, măng tre già 20g, dây hoàng đằng 20g, củ cỏ ống 20g, cây chó đẻ răng cưa 16g, dây cườm thảo 16g, lá vông nem 40g, cỏ mực 40g, khổ qua 40g, rễ tranh 40g. Đổ ngập nước sắc còn 2 bát chia 2 uống. Sắc nước 2 - 3 uống cả ngày.

- Thu*c đắp: cây bòng bong 1 nắm, tóc rối 2 nắm. Giã nhuyễn rồi trộn dấm đắp lên vú. Khi đã khô lại trộn dấm cho ẩm lại đắp tiếp.

Lương y Hoàng Duy Tân:

Trị mát” (tâm thần): bị cảm sốt cao kép dài, khát dữ dội, đòi tắm, đập phá, nói nhảm, không ngủ được. Dùng cỏ mần trầu 20g (bỏ hoa, rễ). Sắc uống liên tục, có thể uống 60g/ngày và kéo dài 1 tháng. Bệnh nhân rất thích uống nước này, bệnh nhân khỏi lại lên cân. Theo lý giải của lương y Tân: mần trầu còn có tên thanh tân thảo, hàm nghĩa làm mát tân dịch bị khô do sốt nóng dữ, gây bốc hỏa, xâm hại tâm (tâm tàng thần).

Chữa tóc khô cứng, dễ gãy, đổi màu (đã dùng các loại dầu gội không có kết quả kể cả dầu gội bồ kết): lấy cỏ mần trầu 40 - 50g, nấu sôi kỹ lấy nước gội đầu hàng ngày. Sau 2 tuần thấy chuyển biến rõ. Sau 1 tháng tóc mọc đen đều mềm mượt. Theo lương y Tân, dân gian đã truyền miệng “Bồ kết sạch gầu, mần trầu tốt tóc”. Theo kinh nghiệm dân gian, để gội đầu thường ngày đề phòng các bệnh thì tốt nhất là phối hợp cỏ mần trầu với hương nhu.

BS. PHÓ THUẦN HƯƠNG

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/co-man-trau-rat-giau-cong-dung-n129714.html)

Tin cùng nội dung

  • Bạn đã quá nuông chiều bản thân suốt mấy ngày tết? Hãy giúp phục hồi sức khỏe cho cơ thể bằng một số cách giải độc đơn giản và nhanh chóng dưới đây:
  • Nhiều người giải độc cơ thể bằng cách uống nhiều nước, ăn thật nhiều trái cây, rau xanh, xông hơi... Tuy nhiên, thải độc không đúng cách sẽ làm hại cơ thể.
  • Theo Y học cổ truyền, xuyên tâm liên có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, tiêu thũng chỉ thống.
  • Cà chua là loại quả quen thuộc được dùng làm thực phẩm. Cây cà chua thân tròn, phân cành rất nhiều, mùa quả chính là mùa đông và mùa xuân. Quả cà chua khi chín có màu đỏ tươi chứa rất nhiều vitamin A. Theo Đông y, cà chua tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện và tiêu hóa tốt.
  • Lá dâu còn gọi tang diệp, là lá của cây dâu tằm, loại cây được nhân dân ta nuôi trồng từ lâu đời để nuôi tằm. Lá dâu là vị Thu*c phổ biến trong y học cổ truyền, vị đắng ngọt, tính hàn; vào phế và can. Có tác dụng phát tán phong nhiệt, thanh can minh mục, thanh phế chỉ khái. Dùng cho các trường hợp cảm mạo phong nhiệt, đau đầu, đau mắt đỏ, viêm khí phế quản, ho khan ít đờm, khát nước khô miệng.
  • Rau dền là loại rau rất được ưa chuộng trong mùa hè vì có tác dụng mát gan, thanh nhiệt. Một số nghiên cứu mới đây cho thấy, chúng có khả năng tăng thải trừ chất phóng xạ, thanh thải chất độc vì chúng có nhiều sterol, các acid béo không no.
  • Sở dĩ cây có tên nọc sởi, vì bản thân cây này có tác dụng giải độc rất tốt khi bị lên sởi, nghĩa là làm hết cái “nọc” của bệnh sởi. Cây nọc sởi có ở nhiều nơi trong nước ta, từ đồng bằng đến trung du và miền núi.
  • Poison là thuật ngữ tiếng Anh dùng để chỉ chất độc hay Thu*c độc gây hại, tạo bệnh hoặc gây Tu vong cho con người sau khi bị trúng độc. Liên quan đến hợp chất này, tạp chí Discover của Mỹ vừa cập nhật 9 khám phá mới lạ về chất độc và cách giải độc.
  • Hạ khô thảo tên khoa học: Prunella vulgaris L., họ hoa môi (Lamiaceae). Là loại cây thảo, sống dai, thân hình vuông, màu hơi đỏ tím. Lá mọc đối, hình trứng hay hình mác dài, mép nguyên hoặc hơi có răng cưa.
  • Huyền sâm hay còn gọi là hắc sâm (Scrophularia buergeriana Miq.), đều chỉ một cây Thu*c, cho một vị Thu*c là rễ của nó (Radix Scrophulariae) có màu đen, từ ngoài vào trong.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY