Bạn nên biết hôm nay

Có nên ăn thực phẩm giàu kiềm để chặn khối u?

Người bệnh ung thư ăn thực phẩm giàu kiềm như rau củ, rong biển, trái cây, hạn chế thịt cá sẽ giúp kiềm hóa máu và ngăn chặn u phát triển, đúng không thưa bác sĩ? (Hà Anh, TP HCM)

Trả lời:

Một số quan sát phát hiện môi trường bên trong hoặc xung quanh khối u thường có tính acid, nguyên nhân có thể do thiếu oxy, máu nuôi khối u, một số chất từ khối u hoặc do cơ thể tạo môi trường acid bao quanh khối u. Do đó, một số người nghĩ rằng bằng cách kiềm hóa máu có thể ngăn khối u phát triển. Tuy nhiên, đây chỉ là tự suy đoán, không có bằng chứng khoa học, giống như những đồn thổi về thực dưỡng.

Những người theo trường phái này cho rằng khi ăn các thực phẩm gọi là giàu kiềm như các loại hạt, rau, củ, quả, rong biển, trái cây... và tránh xa các thực phẩm được cho là sinh acid như thịt, cá, trứng, sữa, nước ngọt, thức uống có cồn... sẽ giúp kiềm hóa máu và ngăn chặn khối u.

Trên thực tế, cân bằng kiềm - toan trong cơ thể là một quá trình tinh vi, phức tạp. Mức pH trong máu phải được giữ hằng định với độ dao động nhỏ, nếu không toàn bộ cơ thể đều bị ảnh hưởng và có thể T* vong nếu thay đổi quá lớn. Hai cơ quan chính là phổi và thận tham gia vào việc giữ ổn định này. Thay đổi pH trong nước tiểu sau ăn chỉ là do thận điều tiết để giữ ổn định trong máu, không phải là pH máu. Thức ăn không tác động đến pH máu nên việc đo pH trong nước tiểu không phản ánh pH trong máu.

Các chế độ ăn như kiềm hóa, thực dưỡng, các loại nước ion hóa, kiềm hóa... chỉ mang tính quảng cáo, không ảnh hưởng đến pH máu và cũng không có bằng chứng khoa học giúp ngăn ngừa hay điều trị bệnh ung thư. Tuy nhiên, chế độ ăn lành mạnh như hạn chế rượu bia, nhiều rau xanh, trái cây, vận động thường xuyên... thì vẫn tốt cho sức khỏe nói chung.

Tác giả nổi tiếng về loạt sách chế độ ăn kiềm hóa, Robert Young, bị tòa án Mỹ kết án thực hành không giấy phép, phải ngồi tù vài năm và đóng phạt hơn 100 triệu USD do bệnh nhân kiện ông đã kêu họ bỏ qua hóa trị mà chỉ làm theo chế độ ăn kiềm, sau đó bệnh tiến triển. Điều ngạc nhiên là nhiều người Việt Nam vẫn tin, làm theo, kể cả một số người khá nổi tiếng vẫn chia sẻ và cổ vũ mà không tìm hiểu kỹ, không có chuyên môn.

Bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ

Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện TP Thủ Đức, TP HCM

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/co-nen-an-thuc-pham-giau-kiem-de-chan-khoi-u-4485973.html)

Tin cùng nội dung

  • Trái vải có những đặc tính kháng ung thư vô cùng mạnh mẽ nhờ vào nguồn hợp chất polyphenol dồi dào
  • Những điều Cháu viết trong thư cũng chính là những điều đang làm cho Cô và nhiều đồng nghiệp rất day dứt trên góc độ những nhà quản lý.
  • Tôi tin là bộ trưởng đã vi hành đến các khoa ung bướu ở khắp đất nước và hiểu điều tôi nói. Sự bất công trong tiếp cận điều trị ung thư, thăm khám y tế luôn xảy ra ở nước nghèo, đang phát triển không chỉ ở Việt Nam. Nỗi đau và bi kịch xảy ra hàng giờ, hàng phút ...
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Thu*c giảm đau, thay đổi thói quen ăn uống và ít hoạt động, là những nguyên nhân, làm giảm nhu động ruột, khiến cho phân trở nên cứng, và việc đi tiêu trở nên khó khăn hơn, gây ra tình trạng táo bón.
  • Mệt mỏi có thể là triệu chứng của bệnh ung thư, hoặc do tác dụng phụ của điều trị như xạ trị hoặc hóa trị. Sự căng thẳng khi phải sống chung với ung thư cũng là một nguyên nhân gây mệt mỏi.
  • Xạ trị ở vùng đầu cổ, một số loại Thu*c hóa trị và Thu*c uống khác (kháng sinh, steroid, chất che phủ niêm mạc và Thu*c tê tại chỗ) có thể gây khô miệng. Tuyến nước bọt (nơi tạo ra nước bọt) có thể bị ảnh hưởng và tạo ra ít nước bọt hơn, hoặc nước bọt trở nên đặc và quánh lại. Tình trạng khô miệng có thể là nhẹ hoặc trầm trọng.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Những người được chẩn đoán bị Ung thư sẽ quan tâm đến việc dùng các Vitamin và các chế phẩm bổ sung như thực phẩm chức năng, các thảo dược và các chiết xuất đang được dùng rộng rãi để tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY