Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Ca mổ 2 trong 1 tái tạo đường ăn cho người ung thư thực quản

Hà Nội-Sút cân nhanh, khản tiếng, ho kèm đau nhiều, ông Hoan 71 tuổi khám ở Bệnh viện K phát hiện ung thư hạ họng giai đoạn cuối, di căn thực quản.

Hai tháng trước, ông Hoan sút 5 kg, ho nhiều, mất tiếng, ăn uống, giao tiếp khó khăn. Khối u lớn phát triển ở vùng xoang lê phải, lan xuống vùng miệng thực quản. Cuối tháng 10, sau nhiều buổi hội chẩn liên khoa, các bác sĩ quyết định phẫu thuật cho bệnh nhân.

"Bệnh nhân tuổi cao, ung thư miệng thực quản và 1/3 trên thực quản, đã tiến tiển lan rộng, chúng tôi xác định đây là ca phẫu thuật khó, nhiều nguy cơ, biến chứng có thể xảy ra như mất máu trong mổ, khó khăn trong nạo vét hạch. Một vấn đề rất quan trọng cần thực hiện là tái tạo đường ăn cho bệnh nhân", Tiến sĩ Phạm Văn Bình, Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện K, Trưởng khoa Ngoại bụng 1, chia sẻ.

Vì vậy, khi hội chẩn, các kíp một mặt thống nhất phương án, kỹ thuật trong mổ làm sao lấy hoàn toàn khối u; mặt khác cải thiện được đường ăn cho bệnh nhân về lâu dài.

Sau 10 ngày phẫu thuật, ông Hoàn đi lại bình thường, ăn uống được. Ảnh: Thái Hà

Hai ê kíp gồm chuyên khoa Tiêu hóa và chuyên khoa Tai mũi họng thực hiện ca phẫu thuật kéo dài 10 tiếng. Đây là ca mổ 2 trong 1 vừa điều trị lấy triệt để khối u, vừa tái tạo đường ăn cho bệnh nhân.

Ca mổ gồm hai bước, đầu tiên là cắt thanh quản hạ họng toàn phần, 3 cm trên của thực quản PLOT, nạo vét hạch cho bệnh nhân. "Chúng tôi cẩn trọng, tỉ mỉ trong từng thao tác để không có bất kỳ một sơ xuất nào, cầm máu tối đa trên nền người bệnh cao tuổi", bác sĩ Nguyễn Tiến Hùng, Trưởng khoa Ngoại tai mũi họng, nói.

Xong bước một, nhóm chuyên khoa tiêu hóa ngay lập tức dùng đoạn hỗng tràng nối họng và thực quản để tái tạo đường ăn. Đây là kỹ thuật khó, tiên tiến trong phẫu thuật ung thư miệng thực quản và 1/3 trên thực quản.

Trước đây các ca mổ ung thư 1/3 trên thực quản và miệng thực quản gặp khó khăn trong vấn đề nạo vét hạch cổ các nhóm IV, V và việc tái tạo vẫn được thực hiện bằng kỹ thuật ống dạ dày (Gastric Pull up). Tuy nhiên, sự kết hợp với hai chuyên khoa Tiêu hóa - Tai mũi họng đã đảm bảo thực hiện thành công, nạo vét hạch cổ và tái tạo bằng vạt hỗng tràng. Phương pháp này có nhiều ưu điểm hơn như tỷ lệ liền của vạt cao, hậu phẫu nhẹ nhàng hơn, tốt hơn so với phẫu thuật ống dạ dày.

Hiện, sau 10 ngày phẫu thuật, ông Hoàn tỉnh táo, đi lại bình thường, miệng nối liền tốt, ăn uống qua đường xông trở lại với sự hướng dẫn của bác sĩ.

Lê Nga

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/ca-mo-2-trong-1-tai-tao-duong-an-cho-nguoi-ung-thu-thuc-quan-4381807.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Thu*c giảm đau, thay đổi thói quen ăn uống và ít hoạt động, là những nguyên nhân, làm giảm nhu động ruột, khiến cho phân trở nên cứng, và việc đi tiêu trở nên khó khăn hơn, gây ra tình trạng táo bón.
  • Mệt mỏi có thể là triệu chứng của bệnh ung thư, hoặc do tác dụng phụ của điều trị như xạ trị hoặc hóa trị. Sự căng thẳng khi phải sống chung với ung thư cũng là một nguyên nhân gây mệt mỏi.
  • Xạ trị ở vùng đầu cổ, một số loại Thu*c hóa trị và Thu*c uống khác (kháng sinh, steroid, chất che phủ niêm mạc và Thu*c tê tại chỗ) có thể gây khô miệng. Tuyến nước bọt (nơi tạo ra nước bọt) có thể bị ảnh hưởng và tạo ra ít nước bọt hơn, hoặc nước bọt trở nên đặc và quánh lại. Tình trạng khô miệng có thể là nhẹ hoặc trầm trọng.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Những người được chẩn đoán bị Ung thư sẽ quan tâm đến việc dùng các Vitamin và các chế phẩm bổ sung như thực phẩm chức năng, các thảo dược và các chiết xuất đang được dùng rộng rãi để tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY