Thần kinh , Đau đầu hôm nay

Có nên uống Panadol extra khi chóng mặt?

Em năm nay 24 tuổi. Em thấy mọi hoạt động của cơ thể vẫn bình thường nhưng không biết tại sao buổi sáng ngủ dậy em thấy chóng mặt không thể đứng dậy liền được và hơi buồn nôn.

Em phải ngồi khoảng 20 phút mớitựa vào vật gì đó để đứng dậy được. Em cứ uống đại 2 viên Panadol đỏ thì thấy đỡ,nhưng sáng nào cũng như thế nên em hơi lo. BS tư vấn giúp em, em uống Thu*c nhưthế có quá liều không? Thu*c đó uống nhiều có gây nghiện không BS? Em cảm ơn ạ.

(Quốc Duy – Đồng Nai)

Ảnh minh họa

Chào bạn,

Chóng mặt có 2 nhóm nguyên nhân: chóng mặt nguồngốc ngoại biên (rối loạn tiền đình, các bệnh ở tai) và chóng mặt nguồn gốctrung ương (rối loạn tuần hoàn não, migrain, nhiễm trùng não, suy động mạch cộtsống thân nền, xuất huyết não, nhồi máu não, chấn thương, u não, xơ cứng rảirác…).

Tình trạng của bạn có thể là bệnh rối loạn tiền đình. Bệnh xuất hiện bằngnhững đợt chóng mặt ngắn, có thể kèm buồn nôn, nôn khi có thay đổi tư thế nhưngthường nặng nhất là khi nằm nghiêng về một bên, hoặc khi ngủ thức dậy vào buổisáng. Đợt chóng mặt điển hình kéo dài vài tuần, rồi tự hết và tái phát lại.

Panadol extra đỏ là sự kết hợp giữa Paracetamol(giảm đau nhẹ và vừa) và Cafein (kích thích thần kinh nhẹ, hỗ trợ giảm đau vàgiúp cho hoạt động của cơ được dễ dàng). Liều dùng: Người trên 12 tuổi: ngày uống1 đến 4 lần, mỗi lần uống 1 hoặc 2 viên. Không dùng quá 8 viên/ ngày. Khoảngcách tối thiểu giữa 2 lần uống là 4 giờ. Dùng đúng liều hầu như không có tác dụngphụ đáng kể, không gây nghiện.

Trường hợpcủa bạn tốt nhất nên đi khám nội thần kinh để bác sĩ chẩnđoán chính xác nguyên nhân và điều trị hiệu quả.

Thân mến.

DS Nguyễn Thị Ngọc Trâm
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/co-nen-uong-panadol-extra-khi-chong-mat-n176374.html)

Tin cùng nội dung

  • Chóng mặt là một triệu chứng có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng ở người cao tuổi (NCT) có tỉ lệ cao hơn và nguy hiểm hơn. Vì vậy, NCT không nên chủ quan.
  • Chóng mặt là cảm giác chủ quan của người bệnh. Cơn chóng mặt xảy ra đột ngột nhưng chấm dứt cũng rất nhanh
  • Chóng mặt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng với người cao tuổi (NCT) thì không được xem thường. Chóng mặt sẽ làm mất thăng bằng, ngồi dậy, đứng lên rất khó khăn đôi khi gây nên sự cố bất thường (ngã).
  • Chóng mặt gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng người cao tuổi (NCT) chiếm tỉ lệ cao hơn cả. Chứng chóng mặt hay xảy ra lúc thức giấc trong đêm hoặc sáng sớm lúc mới ngủ dậy, đặc biệt khi thay đổi tư thế (nghiêng trái, nghiêng phải).
  • Chóng mặt là một bệnh thường gặp ở người cao tuổi, càng cao tuổi thì tỉ lệ mắc càng nhiều. Nguyên nhân đa phần là do rối loạn tiền đình và các bộ phận liên quan đến tiền đình như bệnh thần kinh trung ương, cơ quan thị giác. Thường người bệnh cảm giác ù tai, chóng mặt có thể dẫn đến buồn nôn.
  • Chóng mặt là một loại triệu chứng có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng ở người cao tuổi (NCT) chiếm tỷ lệ cao hơn và nguy hiểm hơn.
  • Tôi 62 tuổi, gần đây hay bị chóng mặt, có lúc người như quay cuồng, nôn nao khó chịu, nhất là sáng ngủ dậy.
  • Mấy hôm nay, tôi bị chóng mặt, hoa mắt, nhiều khi phải nằm nghỉ trên giường vì đi lại không nổi.
  • Chóng mặt, ù tai thuộc phạm vi chứng huyễn vựng của y học cổ truyền. Nguyên nhân là do can thận âm hư...
  • Hoa mắt chóng mặt là một trạng thái bệnh lý rất hay gặp ở người thiếu máu, trúng độc, cảm cúm... Hoa mắt chóng mặt thuộc chứng huyễn vựng trong Đông y. Nguyên nhân do can thận âm hư (hư chứng) hoặc do can dương nổi lên, hỏa vượng thịnh, đàm thấp gây ra (thực chứng).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY