Tâm lý học và lâm sàng hôm nay

Co thắt *m đ*o: dấu hiệu tâm lý bất thường và biểu hiện lâm sàng

Một trong những cách giải lo âu liên quan đến hành vi T*nh d*c là bằng kĩ thuật tập trung vào cảm giác, với mức độ tiến dần từ từ đến động chạm vào bộ phận Sinh d*c.

Co thắt *m đ*o là cơn co dai dẳng hay xuất hiện, không tự ý các cơ lớp ngoài thứ 3 của *m đ*o nhằm ngăn chặn giao hợp. Điều này có thể gây ra những rối loạn stress đáng kể hoặc những khó khăn trong quan hệ liên nhân cách. Người ta cho rằng nó là một trong những rối loạn chức năng tâm - tính dục chủ yếu ở phụ nữ, mặc dù chưa có tỉ lệ chính xác trong dân cư. Khoảng 20% phụ nữ cảm thấy có những lần bị đau khi giao hợp, tuy nhiên chưa đến 1% bị co thắt *m đ*o (Heiman & Lopiccolo, 1998).

Nguyên nhân co thắt *m đ*o

Giải thích theo quan điểm phân tâm

Phân tâm cổ điển cho rằng co thắt *m đ*o là do những xung đột tâm - tính dục không được giải quyết từ thời ấu thơ. Phụ nữ bị rối loạn này là người đã bị cắm chốt hoặc thoái triển ở giai đoạn (hoặc trước) Oedipe. Theo Abraham (1956), trong một số trường hợp nặng, người phụ nữ không đủ khả năng chuyển di năng lượng libido từ cha sang chồng hoặc bạn tình. Trong nhiều trường hợp khác, người phụ nữ vẫn bị cắm chốt ở mẹ của họ. Những trường hợp như vậy có tiên lượng xấu.

Giải thích theo quan điểm hành vi

Theo lí thuyết hành vi, co thắt *m đ*o là một phản ứng ám ảnh đối với các trải nghiệm âm tính thực hoặc tưởng tượng có liên quan đến giao hợp. Sợ hãi hoặc lo âu ở mức độ cao gây ra hoạt hoá hệ thần kinh giao cảm và một trong những hệ quả của nó là làm co cơ *m đ*o không chủ ý. Sự sợ hãi, ở một khía cạnh khác, cũng có thể xuất phát từ kém hiểu biết về những vấn đề T*nh d*c. Ngoài ra còn có 3 yếu tố khác có thể làm tăng phản ứng sợ hãi (Ward & Ogden, 1994). Thứ nhất người mẹ sợ giao hợp thì sự sợ hãi đó có thể truyền sang con gái. Thứ hai, kinh nghiệm T*nh d*c có thể gắn liền sự đau đớn đối với người phụ nữ và nhớ lại nỗi đau chính là sự kích hoạt các triệu chứng: gần 3/4 số phụ nữ bị co thắt *m đ*o trong nghiên cứu của Ward & Ogden bị sợ hãi dạng này. Yếu tố thứ 3 là sợ bị trừng phạt do quan hệ T*nh d*c. Ward & Ogden (1994) cho thấy nhiều phụ nữ có chứng co thắt *m đ*o thường có mặc cảm tự buộc tội về T*nh d*c. Mặc cảm này xuất phát từ quan niệm cho rằng “T*nh d*c là không tốt”, nên họ sợ bị trừng phạt vì đã quan hệ T*nh d*c. Chấn thương T*nh d*c thời thơ ấu và những niềm tin tôn giáo cũng có thể góp phần tăng thêm nỗi sợ hãi hoặc tự buộc tội vì đã quan hệ T*nh d*c.

Trị liệu co thắt *m đ*o

Tiếp cận tâm lí: Một trong những cách giải lo âu liên quan đến hành vi T*nh d*c là bằng kĩ thuật tập trung vào cảm giác, với mức độ tiến dần từ từ đến động chạm vào bộ phận Sinh d*c. Tuy nhiên cách thường dùng nhất để trị liệu co thắt *m đ*o chính là giải mẫn cảm hệ thống kết hợp với sử dụng các dụng cụ làm giãn. Có thể thực hiện bằng cách kết hợp với giáo dục, công việc trong gia đình và trị liệu nhận thức và thư giãn. Trong qui trình này, người phụ nữ, trong một số trường hợp có thể là bác sĩ, đưa dụng cụ làm giãn vào *m đ*o và tăng kích thước dần cho đến khi người phụ nữ cảm thấy thoải mái và không còn các cơn co thắt *m đ*o, không chú ý khi có vật thể lạ đi vào. Khi người phụ nữ có khả năng tự điều chỉnh được dụng cụ làm giãn, họ nên duy trì qui trình trong vài giờ mỗi tối. Dạng trị liệu này đã chứng tỏ rất hiệu quả. Masters và Johnson (1970), những người khởi đầu của cách tiếp cận này cho biết họ đã thành công hoàn toàn trong 29 trường hợp và không có trường hợp nào tái phát.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/tamlyyhoc/co-that-am-dao-hanh-vi-bat-thuong/)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY