Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Thuốc nào chữa hội chứng ruột kích thích?

Hội chứng ruột kích thích (HCRKT) là bệnh do rối loạn chức năng của ruột dẫn đến đau thắt ruột, đầy hơi..
Tôi làm nhân viên văn phòng và mắc hội chứng ruột kích thích đã 2 năm nay. Tôi thường xuyên bị những cơn đau quặn bụng và phải đi ngoài vài lần trong ngày, rất ảnh hưởng đến công việc. Xin quý báo cho biết loại Thuốc nào điều trị và có cách gì để hạn chế hội chứng ruột kích thích? Tôi xin cảm ơn.

Vũ Hằng Nga (Nam Định)

hội chứng ruột kích thích (HCRKT) là bệnh do rối loạn chức năng của ruột dẫn đến đau thắt ruột, đầy hơi...Trong một số trường hợp mắc HCRKT có táo bón, số khác có kèm tiêu chảy và một số thì có cả hai dấu hiệu trên. Thỉnh thoảng những người bị HCRKT có những cơn đau thắt ruột gây cảm giác muốn đi đại tiện. Bệnh thường có triệu chứng nổi bật tại hệ tiêu hóa. Đau bụng là triệu chứng thường gặp, người bệnh thường có cảm giác đau ở vùng hạ vị hoặc hố chậu trái, cũng có thể đau ở bên phải hoặc thượng vị, đau dọc theo khung đại tràng, đôi khi người bệnh chỉ cảm giác tức nặng, ấm ách khó chịu và đau bụng thường giảm đi sau khi đại tiện.

Nguyên nhân của HCRKT đến nay vẫn chưa được biết đến và chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Trong đợt tiến triển của bệnh, một số Thuốc cũng nên được dùng để điều trị triệu chứng như: Thuốc giảm đau (giảm co thắt đại tràng): duspataline, no-spa, spasfon... Thuốc điều trị táo bón: Thuốc nhuận tràng (forlax, duphalac, ispaghula-microlax, psyllium, cám gạo...). Thuốc điều trị tiêu chảy: smecta, actapulgite, imodium, codein, diphenoxylate atropin, loperamid...

Thuốc điều trị sình hơi: meteospasmyl, pepsan, than hoạt... Thuốc an thần kinh: rotunda, seduxen, dogmatyl... Thuốc chống co thắt như mebeverin (uống trước bữa ăn). Thuốc làm tăng co bóp cũng có thể dùng như motilium-M (uống trước ăn).

Bạn nên đi khám bệnh để được bác sĩ chỉ định dùng Thuốc nào, liều lượng bao nhiêu. Bên cạnh việc dùng Thuốc điều trị HCRKT, cần chú ý đến chế độ ăn nên nhiều đạm, ít mỡ và không kiêng khem quá mức. Nên chia làm nhiều bữa nhỏ, tránh ăn quá no. Không nên ăn các thức ăn khó tiêu, dễ sinh hơi như khoai, sắn, bánh ngọt nhiều bơ, hoa quả có nhiều đường (cam, quýt, xoài, mít...). Tránh các đồ uống nhiều đường và có gas, chất kích thích (rượu, cà phê, gia vị chua cay...), những thức ăn để lâu, bảo quản không tốt. Nếu có tiêu chảy tránh ăn quá nhiều thức ăn có nhiều chất xơ (rau muống, rau cải, dưa...). Giảm hoặc loại bỏ stress, tăng cường các hoạt động thể chất, tập khí công, yoga cùng với các phương pháp thư giãn... cũng góp phần đáng kể vào việc làm giảm các triệu chứng của HCRKT.

DS. Minh Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-thuoc-nao-chua-hoi-chung-ruot-kich-thich-14113.html)

Tin cùng nội dung

  • Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy bệnh nhân bị HCRKT dễ tăng nhu động ruột so với người bình thường, các triệu chứng thường tái đi tái lại
  • Nguyên nhân gây tiêu chảy mạn tính có thể do kém hấp thu trong loạn khuẩn đường ruột do lạm dụng kháng sinh; tổn thương niêm mạc ruột do viêm mạn; thiếu enzym tiêu hóa; nghiện rượu; ung thư đường ruột; bệnh lý gây rối loạn chuyển hóa như trong đái tháo đường, xơ gan... Ăn uống có vai trò quan trọng trong điều trị tiêu chảy mạn.
  • Nếu rụng trứng không đều, bạn sẽ gặp khó khăn khi mang thai. Khi ấy, một số thực phẩm kích thích sự rụng trứng có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.
  • Thần khúc là chế phẩm từ bột mì và các bột Thu*c khác, trộn đều, ép khuôn, cho lên men. Trong thần khúc có tinh dầu, các men rượu bia, protein, lipid và vitamin.
  • Theo y học cổ truyền, sắn thuyền có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng thu sáp, kháng khuẩn, tiêu viêm, làm lành vết thương. Thường dùng để sát khuẩn, điều trị vết thương phần mềm, tiêu chảy, bạch đới,…
  • Hội chứng cơ hình lê hay hội chứng cơ tháp (Piriformis syndrome) là một rối loạn thần kinh cơ hiếm gặp do cơ hình lê chèn ép dây thần kinh tọa (sciatic nerve). Đa số các trường hợp đau thần kinh tọa không phải do hội chứng cơ hình lê.
  • Hội chứng ống cổ tay là do một dây thần kinh ở vùng cổ tay bị chèn ép, có thể gây đau và một số triệu chứng khác ở bàn tay. Hội chứng này có thể được điều trị hiệu quả.
  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Bệnh tiêu chảy ở trẻ em bị gây ra bởi vi – rút và thường tự cải thiện trong vòng một tuần. Nếu tiêu chảy do vi - rút trẻ thường có triệu chứng sốt và khởi bệnh với việc nôn ói
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY