Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Nguyên nhân, điều trị, phòng ngừa bệnh Viêm phế quản co thắt là gì?

Viêm phế quản co thắt là bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ sơ vậy nguyên nhân của bệnh phương pháp điều trị và biện pháp phòng bệnh hiệu quả là những thông tin có trong bài viết này.
Hình mô tả bệnh Viêm phế quản

Viêm phế quản co thắt là gì?

Viêm phế quản co thắt (hay còn gọi là viêm phế quản dạng hen) là tình trạng lòng phế quản thu hẹp tạm thời do co thắt các cơ phế quản bị viêm. Bên cạnh đó, các tuyến phế quản bị viêm, tăng bài tiết chất nhầy làm cản trở lưu thông không khí trong phổi. Hậu quả là gây ra hiện tượng ho khạc đờm, khó thở, thở khò khè, thở rít.

Căn bệnh này thường hay xuất hiện ở trẻ nhỏ từ 2 – 6 tuổi nhưng cũng có thể xảy ra ở người lớn bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không được điều trị đúng cách, nó có thể để lại nhiều biến chứng xấu, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh.

Viêm phế quản co thắt - nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân viêm phế quản co thắt được chia thành 3 dạng chính:

Nhiễm virus, vi khuẩn:

Nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm virus hợp bào đường hô hấp (RSV), sau đó thường có bội nhiễm vi khuẩn. Vi khuẩn thường gặp là phế cầu, tụ cầu, liên cầu, H.influenzae, … các vi khuẩn này thường xuyên kí sinh ở vùng mũi họng, khi sức đề kháng yếu thì chúng hoạt động mạnh lên, nhân lên, tăng độc tính.

Hệ miễn dịch kém:

Sức đề kháng không tốt nhất là trong thời điểm giao mùa cũng khiến người bệnh dễ bị viêm phế quản.

Cơ địa dị ứng:

Những người có phản ứng quá mẫn với với tác nhân dị ứng như bụi, lông gia súc, khói Thu*c, phấn hoa, thức ăn, … thường có nguy cơ cao mắc căn bệnh này.

Triệu chứng của viêm phế quản co thắt

Triệu chứng viêm phế quản co thắt thường gặp nhất là:

- Khó thở, cơn ho kéo dài.

- Sốt nhẹ, sổ mũi, ngứa họng (rất giống với cảm cúm thông thường).

- Vùng phế quản có tiếng khò khè, rên rít khó chịu.

- Lồng ngực hóp lại khi thở.

- Thường xuyên bị nôn trước và sau khi ăn.

Cách điều trị viêm phế quản co thắt

Phác đồ điều trị viêm phế quản co thắt cần được tham khảo bởi các chuyên gia. Một số hướng điều trị bạn có thể tự áp dụng sau đây:

- Sốt thì dùng Thu*c hạ sốt

- Ho đờm uống Thu*c long đờm

- Bù nước điện giải nếu có nguy cơ mất nước

- Khó thở uống Thu*c giãn phế quản

Điều trị nguyên nhân:

Căn bệnh này do vi rút thì nói chung chưa có Thu*c điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị triệu chứng. Nếu có bằng chứng về nhiễm khuẩn, thì phải dùng Thu*c kháng sinh.

Nếu có khó thở nhiều, co rút lồng ngực, tím tái,… thì phải điều trị suy hô hấp như thở oxy, thở máy, …

Biện pháp đơn giản là khí dung, vừa có tác dụng tốt giúp giãn phế quản, vừa tác dụng long đờm tốt. Có thể khí dung làm nhiều lần trong ngày.

Ngoài ra, điều trị tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, cũng rất quan trọng, vừa giúp phòng bệnh vừa giúp hỗ trợ điều trị.

Cách phòng ngừa bệnh viêm phế quản co thắt

Căn bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe. Chính vì thế, phòng bệnh có vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ - đối tượng dễ mắc nhất. Các biện pháp dự phòng tập trung vào:

- Vệ sinh mũi họng thường xuyên bằng nước muối sinh lí, rửa bằng cách xịt nước muối biển.

- Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, chế biến thức ăn gồm 4 nhóm thực phẩm.

- Vệ sinh môi trường sạch sẽ, không gian nghỉ ngơi sạch sẽ, ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè.

- Rửa tay bằng xà phòng trước và sau ăn, sau khi đi vệ sinh

- Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, đặc biệt là khói Thu*c lá.

- Sử dụng các sản phẩm giúp tăng sức đề kháng, giúp tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/nguyen-nhan-dieu-tri-phong-ngua-benh-viem-phe-quan-co-that-la-gi)

Tin cùng nội dung

  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài Thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đến bệnh viện khi có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Viêm tiểu phế quản là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp phổ biến ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ. Viêm tiểu phế quản gây tắc nghẽn các đường dẫn khí nhỏ ở phổi
  • Viêm tiểu phế quản là bệnh về đường hô hấp rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Một trong các triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản là tình trạng khó thở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY