Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Nhầm với tâm thần, thanh niên bị ngộ độc thiếc nặng

TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - GĐ Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai - cho biết, hiện Trung tâm tiếp nhận khám và điều trị cho 6 bệnh nhân bị nhiễm độc thiếc, phần lớn ở mức độ nặng.

Chạy đua tìm nguyên nhân

Đặc điểm chung của 7 bệnh nhân trên là cùng làm việc chung tại bộ phận nghiền nhựa tái chế của một công ty sản xuất mành rèm ở Thanh Miện, Hải Dương. Điều đáng chú ý là trước khi vào làm, tất cả đều khỏe mạnh, sức khỏe hoàn toàn bình thường.

Chỉ sau một thời gian ngắn làm việc tại đây (ngắn nhất là 4 ngày, lâu nhất là 1 tháng), các công nhân có chung biểu hiện: rối loạn tâm thần, đặc biệt là mất trí nhớ, lú lẫn, rối loạn tâm thần, kích động, hành vi bất thường, chụp cộng hưởng từ sọ não có tổn thương chất trắng lan tỏa trên não, xét nghiệm máu có nhiễm toan chuyển hóa, hạ kali máu nặng.

Trường hợp anh Nguyễn Đức H., 35 tuổi, nhập viện ngày 09/07/2020 với biểu hiện rối loạn tâm thần, kích động, lẫn lộn, sau đó đi vào hôn mê, trên phim cộng hưởng từ não có hiện tượng tổn thương chất trắng lan tỏa nặng nề, nhiễm toan chuyển hóa và hạ kali máu nặng.

Bệnh nhân có một số vấn đề khúc mắc trong cuộc sống, vì vậy, khi xuất hiện các triệu chứng trên, gia đình và người thân nghĩ đến yếu tố tâm thần. Bệnh nhân được đưa đến viện muộn khi các yếu tố bệnh chưa rõ ràng, diễn biến nặng và gia đình đã xin về nhà chờ ch*t.

Tuy nhiên, trước khi xin về, gia đình được biết có một số bạn công nhân cùng làm khác cũng có biểu hiện bất thường và đã kịp báo cho bác sĩ. Các bác sĩ đã hướng dẫn gia đình thông báo cho những người cùng làm cần đi khám kiểm tra càng sớm càng tốt.

Bệnh nhân Nguyễn Kim C. (42 tuổi, Quỳnh Phụ, Thái Bình) vào viện trong tình trạng rối loạn tâm thần, mất trí nhớ, ở nhà lái xe đi lang thang quanh làng. Kết quả xét nghiệm máu có rối loạn nặng. Lo lắng cho tình trạng của bệnh nhân, các bác sỹ ở Trung tâm Chống độc đã tìm mọi cách để xét nghiệm, chẩn đoán, cấp cứu.

Bệnh nhân đến điều trị ngộ độc thiếc

Tuy nhiên quá trình tìm kiếm và chẩn đoán gần như bế tắc trong khi cần phải chạy đua chẩn đoán, cứu sống bệnh nhân, đặc biệt cần phải phát hiện nhanh nguyên nhân để thông báo các cơ quan chức năng vào cuộc can thiệp, tránh để những người khác bị nhiễm độc và Tu vong tiếp.

Các bác sĩ đã truy tìm tất cả các nguồn thông tin y học, kể cả hỏi ý kiến của các bạn bè, chuyên gia, đồng nghiệp quốc tế về chống độc.

Rất may đã tìm thấy trên y văn thế giới có một vài trường hợp bị bệnh khi làm việc trong hoàn cảnh gần tương tự. Với sự giúp đỡ của Viện Hóa thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, bệnh nhân được chỉ định và làm xét nghiệm định lượng kim loại thiếc.

Bệnh nhân C có nồng độ thiếc trong máu hơn 200 micogam/lít, nghĩa là tăng gấp hơn 40 lần ngưỡng cho phép. Bệnh nhân được lọc máu, giải độc thiếc và chỉ sau 1 tuần điều trị tích cực, tình trạng của bệnh nhân đã cải thiện, trí nhớ dần hồi phục… Bệnh nhân H đã Tu vong khi xét nghiệm lại mẫu máu còn lưu cho thấy nồng độ thiếc trong máu cao gấp trên 50 lần.

Đáng chú ý trong số các bệnh nhân trên, có bệnh nhân đến kiểm tra mặc dù không có triệu chứng lâm sàng khi xét nghiệm thấy có hạ kali máu nặng, có nhiễm toan chuyển hóa hoặc tổn thương não trên phim cộng hưởng từ và nồng độ thiếc trong máu tăng rõ.

Các bệnh nhân có chia sẻ, cũng có những người khác cùng làm ở bộ phận đó trong thời gian ngắn, chỉ một số ngày nhưng thấy mệt, khó chịu và không chịu nổi đã phải tự bỏ việc. Như vậy, theo các bác sỹ điều trị, rất có thể có những người khác bị nhiễm độc tương tự nhưng chưa được phát hiện, hoặc có thể nhầm lẫn với nhiều bệnh khác.

Ngộ độc thiếc là gì?

BS. Nguyên cho biết, các bệnh nhân trên bị nhiễm độc thiếc cấp tính, với các đặc điểm điển hình do hợp chất thiếc hữu cơ gây ra. Thiếc gồm có thiếc dạng nguyên thể kim loại, các hợp chất thiếc vô cơ và các hợp chất thiếc hữu cơ. Thiếc kim loại và thiếc vô cơ về cơ bản không độc.

Các hợp chất thiếc hữu cơ có độc tính rất cao, rất dễ hấp thu qua đường hô hấp, qua da và qua đường tiêu hóa. Độc nhất là các hợp chất thiếc triethyl và thiếc trimethyl. Đây là các hợp chất có một công dụng là làm chất ổn định nhựa (plastic stabilizer), ổn định nhiệt (heat stabilizer), được cho vào nhựa giúp nhựa bền vững với nhiệt.

Nhiễm độc thiếc hữu cơ gây nhiều tổn thương nặng ở các cơ quan, bao gồm não (gây các rối loạn tâm thần kinh và tổn thương chất trắng), tổn thương gan, thận, miễn dịch, máu,…

Trên thế giới và trong nước vẫn chưa có phác đồ điều trị nhiễm độc thiếc, do đó việc điều trị khó khăn, các bác sỹ phải vừa điều trị vừa theo dõi sát để đánh giá điều chỉnh. Trong khi nguy cơ tổn thương não không rõ tiến triển ra sao, hồi phục, năng lên hay di chứng?

Nhiễm độc thiếc là vấn đề sức khỏe nghề nghiệp môi trường mới ở nước ta và thực sự ảnh hưởng tới người lao động. Ở Việt Nam có lẽ đây là các ca đầu tiên ở trong nước được phát hiện. Trên thế giới cũng mới chỉ ghi nhận một số ca.

Nguy cơ nhiễm độc thiếc ở nước ta là có khi hiện tượng tái chế nhựa và khai khoáng vẫn đang có ở nhiều nơi. Đây là bệnh đặc biệt, từ trước đến nay chưa được nghĩ tới nên dễ bị bỏ quên, dễ nhầm với các bệnh khác, ví dụ tổn thương não chất trắng lại nghĩ do viêm não hoặc các bệnh não khác.

Bệnh viện Bạch Mai đã có công văn báo cáo Bộ y tế, Sở y tế địa phương, các cơ quan liên quan để phối hợp tìm ra nguyên nhân, giải quyết để không gây ra nhiễm độc tiếp.

Trung tâm Chống độc cũng kêu gọi những công nhân làm việc trong các môi trường, vị trí như vậy khẩn trương đi kiểm tra sức khỏe, ít nhất là sàng lọc tại bệnh viện tỉnh (với Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương, Trung tâm đã có hướng dẫn về sàng lọc phát hiện nhanh).

Qua thông báo lại của Bệnh viện tỉnh và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hải Dương, đã có 15 bệnh nhân tới Bệnh viện tỉnh Hải Dương khám, trong đó có 8 bệnh nhân ù tai, nghe kém, 6 bệnh nhân có hạ kali máu.

Các bệnh nhân này được khuyến cáo cần nhập viện để đánh giá tiếp và điều trị. Tuy nhiên chưa có ai trở lại nhập viện, do đó nguy cơ nhiễm độc và di chứng là rất đáng ngại.

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/chay-dua-voi-tu-than-de-cuu-benh-nhan-ngo-doc-nang-nhung-lai-co-bieu-hien-giong-tham-than-20200813083909028.htm)

Tin cùng nội dung

  • Trong tương lai, một cuộc xét nghiệm máu đơn giản có thể giúp phát hiện ung thư phổi.
  • Một cuộc thử máu có thể cho cảnh báo sớm về mức độ nghiêm trọng của bệnh Alzheimer nhờ một loại protein có khả năng chỉ báo rất tốt.
  • Tỷ lệ mắc bệnh tâm thần phân liệt và trầm cảm tăng cao hơn sau 11-15 năm chấn thương đầu vì đây là giai đoạn đặc biệt nhạy cảm trong phát triển thần kinh.
  • Xin Mangyte cho biết chụp CT toàn thân có cản quang tại trung tâm Hòa Hảo phải chuẩn bị những gì? Tôi đã nhiều lần chụp CT có cản quang trong 1 năm, có cần xét nghiệm máu lại trước khi chụp không? Tại Hòa Hảo có được tính BHYT hay không? Cám ơn các bác sĩ nhiều! (Trần Thị Hoa - Bến Tre)
  • Mangyte ơi, cho em hỏi: Em muốn xét nghiệm máu (bộ tiền phẫu) thì nên xét nghiệm ở đâu cho rẻ? Nếu có thể, Mangyte cho em danh sách bảng giá xét nghiệm của một vài bệnh viện để em tham khảo với. Cám ơn bác sĩ! (Mai My - maimy…@yahoo.com)
  • Tôi muốn khám tổng quát hết tất cả để biết xem mình có bệnh gì không, tôi muốn khám dịch vụ ở bệnh viện Chợ Rẫy thì cho tôi hỏi tôi nên khám khoa gì? Và nếu gọi điện thoại đặt giờ đến khám thì khi đến tôi sẽ báo ai để biết là mình đã đặt giờ? Xin cảm ơn! (Mong Truyen - Tiền Giang) Cho em hỏi xét nghiệm máu tìm bệnh ở TPHCM chỗ nào uy tín và tốt nhất, chi phí 1 lần xét nghiệm là bao nhiêu? (Bá Sang - Q. Tân Bình, TPHCM)
  • Ba tôi cần làm xét nghiệm máu mà ngán phải đến các trung tâm chờ đợi đông quá, với lại ông bị đau khớp, không tiện đi lại. Mangyte.vn giúp tôi địa chỉ lấy máu tại nhà được không? Cảm ơn nhé! (Phương Uyên - TPHCM)
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY