Hô hấp hôm nay

Có thể điều trị khỏi hoàn toàn hen suyễn cho trẻ?

Mangyte cho em hỏi bệnh hen suyễn có chữa khỏi hoàn toàn được không ạ? Con nhà em mới 7 tuổi thôi, đi khám bác sĩ nói bị hen suyễn. Nếu vậy con tôi phải dùng Thu*c và điều trị suốt đời sao bác sĩ? Căn bệnh này có gây ảnh hưởng gì đến sự phát triển của trẻ không? Mong sớm nhận được giải đáp của bác sĩ ạ. (Mai Trang - Đồng Nai)

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh trả lời:

Bạn Mai Trang thân mến,

Hen phế quản là bệnh lý đường hô hấp mạn tính thường gặp với các triệu chứng điển hình là ho, khò khè, khó thở và tức ngực. Các triệu chứng này khác nhau ở từng người, đặc biệt ở trẻ em đôi khi các triệu chứng không điển hình nên khó nhận biết hơn nên cần được thăm khám tại các chuyên khoa hô hấp để biết chính xác có mắc hen phế quản hay không.

Nếu hen phế quản không được kiểm soát, về lâu dài bệnh hen sẽ gây ra nhiều biến chứng khác nhau, làm suy giảm sức khỏe, ảnh hưởng đến chất lượng sống người bệnh như: Biến dạng lồng ngực, chậm phát triển thể chất ở trẻ, hạn chế phát triển chiều cao ở trẻ, tâm phế mạn (thường gặp ở người cao tuổi), nhiễm khuẩn hô hấp, khí phế thũng, tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, xẹp phổi, suy hô hấp....

Hen là bệnh mạn tính nên việc điều trị khỏi hoàn toàn là rất khó khăn. Mục tiêu điều trị hen hiện nay là kiểm soát triệu chứng và kiểm soát các yếu tố nguy cơ làm bệnh xấu đi trong tương lai.

- Việc kiểm soát triệu chứng được đảm bảo bằng việc duy trì các Thu*c cắt cơn khi lên cơn hen.

- Kiểm soát các các yếu tố nguy cơ là làm giảm tần suất lên cơn hen bằng cách giảm tình trạng viêm vốn có của đường thở bằng các Thu*c kháng viêm có tác dụng kéo dài.

Nếu kiểm soát tốt bệnh có thể đạt được các mục tiêu sau:

- Không có triệu chứng hen/suyễn ban ngày.

- Không thức giấc vào ban đêm do hen/suyễn.

- Biết xử trí cơn hen/suyễn tại nhà, không phải đi cấp cứu, bệnh viện vì cơn hen.

- Hoạt động thể lực và gắng sức bình thường, không nghỉ học do hen/suyễn.

- Chức năng phổi trở về bình thường.

Để kiểm soát hen phế quản cần phối hợp tốt giữa hai nhóm Thu*c:

- Thu*c điều trị cắt cơn hen cấp tính (Thu*c giãn phế quản dùng khi lên cơn hen cấp tính)

- Thu*c dự phòng làm giảm tình trạng viêm vốn có của đường thở, khi tình trạng viêm của đường thở được kiểm soát thì dù có gặp các yếu tố thuận lợi cơn hen cũng sẽ không xuất hiện.

Thu*c cắt cơn là Thu*c bắt buộc luôn mang bên mình, còn với Thu*c dự phòng thì có thể dự phòng theo Tây y hoặc Đông y. Nếu Đông y thì hiện nay chỉ có duy nhất Thu*c hen P/H là Thu*c thảo dược đã được Bộ Y tế cấp phép là Thu*c điều trị, không phải thực phẩm chức năng. Bạn có thể duy trì Thu*c hen P/H để ngăn ngừa cơn hen tái phát.

Ngoài việc dùng Thu*c hen phế quản thì bạn nên cho bé đi khám thêm nội soi Tai - Mũi - Họng, nếu có viêm VA cần theo dõi sớm và nạo khi cần thiết. Bệnh hen phế quản sẽ thuyên giảm khi cháu hết viêm VA và kiểm soát được viêm mũi dị ứng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/co-the-dieu-tri-khoi-hoan-toan-hen-suyen-cho-tre-n406407.html)

Tin cùng nội dung

  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Nhiều nghiên cứu cho thấy, 60 - 80% sản phụ có thể sinh thường nếu trước đó sinh mổ.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Dụng cụ tử cung (DCTC), là một dụng cụ nhỏ, hình chữ T, phía cuối của dụng cụ được nối với một sợi dây (sợi dây này sẽ được kéo ra ngoài cổ tử cung để có thể kiểm tra định kỳ xem dụng cụ vẫn ở đúng chỗ hay không)
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY