Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Cỏ xước trị rối loạn kinh nguyệt, đau nhức khớp

Theo Đông y, cỏ xước có vị đắng, chua, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải biểu, khu phong trừ thấp, lợi thủy, tiêu viêm.
Cỏ xước còn gọi là nam ngưu tất, thổ ngưu tất, kê cốt hoang, tên khoa học Achyranthes aspera L.,. Loại cây này mọc hoang khắp nơi và cũng được trồng làm Thu*c. Lá non và ngọn cây còn được dùng nấu canh (với tôm, thịt heo nạc, đậu hủ) hoặc xào để ăn, rất tốt cho người bị phong thấp đau nhức hoặc phụ nữ kinh nguyệt không đều, béo phì.

Bộ phận dùng làm Thu*c toàn cây, chủ yếu dùng rễ. Trong rễ cỏ xước có chứa hoạt chất chính là axit aleanolic (sapogemin). Hạt có chứa axit oleanolic, saponin... Theo Đông y, cỏ xước có vị đắng, chua, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải biểu, khu phong trừ thấp, lợi thủy, tiêu viêm. Thường dùng chữa cảm mạo phát sốt, phong thấp, đau lưng nhức khớp, tiểu tiện khó, tiểu dắt, tiểu buốt, bị đòn ngã tổn thương, phụ nữ kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, vô kinh, ứ huyết trong bụng, xơ vữa động mạch. Ngày dùng 15-30g khô hoặc 30 50g tươi, sắc uống.

Một số bài Thu*c trị bệnh từ cỏ xước:

Chữa phụ nữ kinh nguyệt không đều, đau lưng khi hành kinh: cỏ xước 6g, hương phụ 10g, ngải cứu 10g, ích mẫu 10g, củ nghệ vàng 6g, đậu đen (sao) 12g.

Các vị nấu với 650ml nước, sắc còn 200ml. Chia 2 lần uống lúc đói bụng.

Chữa sốt cao do phong nhiệt, nhức đầu, mắt nóng đỏ: rễ cỏ xước (sao qua) 16g, lá cỏ xước khô 10g, lá bạc hà 6g, cỏ mần trầu 6g, cây cối xay 12g, cam thảo nam 10g. Các vị nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml. Chia 2 lần uống trước bữa ăn.

Chữa phụ nữ sau khi sinh bị ứ huyết trong bụng, tay chân co quắp: cỏ xước 16g, quả xộp 12g, củ nghệ vàng 8g, hà thủ ô 12g, chó đẻ răng cưa 12g.

Các vị nấu với 650ml nước, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống lúc đói bụng.

Chữa viêm cầu thận cấp, phù thũng, tiểu đỏ sẻn: cỏ xước 30g, rễ cỏ tranh 12g, cỏ mực 12g, mộc thông 12g, huyết dụ 10g, râu mèo 12g, hà thủ ô 12g, đậu đen 19g, huyền sâm 10g. Các vị nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml. Chia 2 lần uống trước bữa ăn.

Chữa phong thấp, đau nhức các khớp, đau lưng mỏi gối: cỏ xước 16g, lá lốt (cả rễ càng tốt) 16g, thổ phục linh 16g, tang chi 12g, quế chi 6g, đậu ván 12g, rễ đinh lăng 12g. Các vị nấu với 75ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.

Hoặc: cỏ xước 16-20g, cây mắc cỡ (trinh nữ) 16g, kê huyết đằng 12g, cốt toái bổ 12g, ý dĩ 12g, dây đau xương 12g, hy thiêm thảo 16g. Các vị nấu với 1 lít nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.

Lưu ý: Phụ nữ có thai không dùng cỏ xước, do các hoạt chất trong cỏ xước có tác dụng phá huyết.

BS. PHÓ THUẦN HƯƠNG

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/co-xuoc-tri-roi-loan-kinh-nguyet-dau-nhuc-khop-n126321.html)

Tin cùng nội dung

  • Tôi 27 tuổi, lấy vợ được hai năm, thỉnh thoảng lại đau nhức ở hai bên tinh hoàn.
  • Nhìn con gái xinh xắn, mạnh khỏe 3 tuần tuổi, hạnh phúc ngập tràn trong lòng ông bố Lê Trung (Phú Thọ). Anh từng tuyệt vọng khi chữa yếu tinh trùng.
  • Chào bác sĩ, Em vừa sinh con khoảng 1 tháng 8 ngày. Khoảng 1 tuần nay em đau nhức bầu vú bên phải, bầu vú căng cứng, nổi cục. Em đã chườm nóng và dùng máy hút sữa hút ra thì ban đầu chỉ hút được 1 ít sữa, 2 ngày nay thì có hiện tượng khả quan hơn, sửa được hút ra nhiều hơn, sau khi chườm nóng nhưng sau khi hút sữa xong là em lại bị đau trở lại, hoặc sau khi chườm nóng thì lại bị đau.
  • Để sử dụng đúng và có hiệu quả các loại dược liệu, các Bác sĩ viện Y học cổ truyền Trung ương, xin đưa ra hướng dẫn phòng và điều trị bệnh sởi, bằng Y học cổ truyền như sau:
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • *m đ*o phụ nữ luôn tiết dịch, nếu không thấy ngứa và dịch không có màu, không có mùi hôi là hiện tượng S*nh l* bình thường. Khi có biểu hiện ra khí hư nhiều, có màu trắng, loãng hoặc đặc, nặng có thể kèm theo mệt mỏi, gầy sút kém ăn, lưng đau, mỏi gối,… là mắc chứng khí hư bạch đới. Khí hư bạch đới do nhiều nguyên nhân, tùy từng thể bệnh mà có cách điều trị phù hợp.
  • Theo Lương y Trịnh Văn Sỹ, không nên xem nhẹ bệnh quai bị. Quai bị nếu không được điều trị sẽ dẫn tới bị biến chứng thậm chí có thể vô sinh sau này. Nguyên tắc điều trị theo Đông y: chống viêm, trừ thấp, thanh nhiệt, nâng đỡ thể trạng. Đông y xếp bệnh quai bị vào loại “ôn dịch”.
  • Theo quan niệm y học cổ truyền đinh hương có mùi thơm, vị cay, tính ôn, đi vào các kinh phế, tỳ, vị và thận. Có tác dụng ôn trung (ấm bụng), noãn thận (ấm thận), kích thích tiêu hóa, chỉ huyết.
  • Đông y sử dụng các loại thảo mộc để điều trị bệnh. Vậy thì, dựa vào những nguyên tắc gì để điều trị bệnh trong đông y
  • Đông y cho rằng nhờ vào tính vị khác nhau nên mỗi vị Thuốc có tác dụng khác nhau. Bất kì loại nguyên liệu nào đều có thể trở thành một vị Thuốc đông y.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY