Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Coi chừng lãng phí ghê gớm!

Hiện nay, trong lĩnh vực y tế đang có sự đầu tư ồ ạt kể cả trong lĩnh vực công và lĩnh vực tư nhân. Sự đầu tư này không dựa trên bất kỳ sự khảo sát nhu cầu thị trường và bảng đánh giá khách quan hiệu quả phục vụ cũng như hiệu quả kinh tế trong y tế.
Trong lĩnh vực đầu tư nhà nước, hàng loạt các trung tâm ung bướu và trung tâm tim mạch mọc lên trong các bệnh viện từ bệnh viện trung ương đến bệnh viện tỉnh, thậm chí bệnh viện khu vực của một vài huyện. Chỗ nào cũng xây, cũng cất, cũng mua sắm những thiết bị rất đắt tiền. Cho người đi học về có khi làm được, có khi không. Có những nơi tập trung vài bệnh nhân, sau đó mời bác sĩ tuyến trên xuống làm xong sau đó lại trùm mền để đó. Chi phí nói là giảm cho người bệnh, nhưng lại đổ dồn cho nhà nước phải gánh chịu, từ chi phí tiền thù lao của tuyến trên, đến chi phí đi lại đãi đằng, báo cáo thành tích… và hàng chục loại chi phí không tên khác.

Các trung tâm mọc lên ồ ạt tại các bệnh viện gây phá sản kế hoạch về mật độ xây dựng, bệnh viện giống như một rừng bê tông không có chỗ cho cây xanh và thảm cỏ. Không có chỗ cho bệnh nhân đi dạo mỗi buổi chiều, thậm chí có bệnh viện không có không gian để thở nữa. Giao thông, trật tự an toàn thì tạo thành những điểm lõm, quá đông người, nhếch nhác lộn xộn, mất văn hóa không biết bao giờ mới giải quyết được. Một thành phố như TP.HCM có lẽ chỉ cần 2 - 3 trung tâm tim mạch và 2 - 3 trung tâm ung bướu. Thế mà với tốc độ phát triển nhà nhà làm y tế như hiện nay, bệnh viện nào cũng mong lên hạng một hạng đặc biệt thì trong vòng từ giờ đến cuối năm sẽ mọc lên ít nhất 6 - 7 trung tâm tim mạch và cũng từ ấy trung tâm ung bướu. Việc làm này rất khó hiểu và gây lãng phí lớn.

Các bệnh viện tư thì trăm hoa đua nở, xây dựng ồ ạt, cạnh tranh ồ ạt và “ch*t” ồ ạt như phong trào phát triển đại học và các trường học tư nhân hay ngân hàng trong thời gian vừa qua. Theo số liệu mà chúng tôi có được, chỉ có khoảng 20% số bệnh viện tư tồn tại trên 10 năm là thành công còn lại là sống dở ch*t dở. Một bệnh viện rất to trên 500 giường vừa khai trương chưa được hai năm hầu như không có bệnh nhân, hoạt động èo uột thì bên cạnh đó xây ngay một bệnh viện khác cũng hoành tráng không kém. Một tỉnh ngay cạnh TP.HCM,có khoảng 1.200.000 - 1.400.000 người, trong đó có 400 - 500 ngàn công nhân nhập cư lo ăn từng bữa, hiện có 5 bệnh viện tư nhân, bệnh viện nào cũng xấp xỉ một ngàn giường, ngoài ra còn có gần 10 bệnh viện công lập. Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng 400 giường bệnh nhưng chỉ thưa thớt bệnh nhân nằm điều trị. Đã đến lúc chúng ta phải hỏi bệnh nhân đâu mà chữa chứ không phải thầy Thu*c có đủ hay không? Đừng thấy một số bệnh viện quá tải mà đánh giá toàn bộ hệ thống Y tế Việt Nam bao gồm cả công và tư đều quá tải. Sự quá tải chỉ là cục bộ, còn rất nhiều bệnh viện, ngay cả bệnh viện công cũng hoạt động chưa được 50% công suất. Nguyên nhân do tâm lý bệnh nhân và sự điều hành của chúng ta còn nhiều lúng túng, một thời gian quá dài chúng ta để cho nền y tế phát triển tự nhiên không theo một quy luật và một kế hoạch cụ thể nào dẫn đến hiện tượng trên.

Đã đến lúc, phải đánh giá lại và có kế hoạch cụ thể nếu không sẽ là sự lãng phí ghê gớm, dù đó là tiền của tư nhân hay của toàn dân. Bài học về sự phát triển của trường học và ngân hàng còn nóng hổi tính thời sự.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-coi-chung-lang-phi-ghe-gom-17883.html)

Chủ đề liên quan:

lãng phí

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY