Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Con gái 7 tháng hay quấy khóc bỗng ngủ li bì, mẹ lo lắng đưa bé đi khám thì Ch?t điếng khi biết nguyên nhân

Dù con ngủ ngon là điều đáng mừng nhưng sự thay đổi đó quá đột ngột và lạ kỳ khiến cô Trần không khỏi lo lắng.

Các bậc cha mẹ khi thấy con nhỏ quấy khóc sẽ theo phản xạ đung đưa, rung lắc nhẹ nhàng để dỗ con nín. Nhưng cơ thể trẻ nhỏ còn rất yếu ớt, nếu cha mẹ không kiểm soát được mức độ rung lắc thì sẽ vô tình gây ra những tổn thương nghiêm trọng tới não bộ của bé.

Mới đây, một bà mẹ họ Trần ở Giang Tô, Trung Quốc đã đưa con gái 7 tháng tuổi tới bệnh viện kiểm tra. Nguyên nhân bởi con gái cô đột nhiên trở nên ngoan ngoãn và ngủ say li bì một cách bất thường. Trong khi trước đó bé là một đứa trẻ thường xuyên quấy khóc. Dù con ngủ ngon là điều đáng mừng nhưng sự thay đổi đó quá đột ngột và kì lạ là bé có dấu hiệu ngủ không thức dậy để ăn khiến cô Trần không khỏi lo lắng.

Sau khi kiểm tra cho bé gái 7 tháng, các bác sĩ kết luận đứa trẻ bị tổn thương não bộ do hội chứng rung lắc ở trẻ. Cô Trần không khỏi sững sờ khi biết nguyên do. Lúc này cô mới nhận ra, những hành vi dỗ dành bé của các thành viên trong gia đình không ngờ lại mang lại nguy hiểm cho đứa trẻ. Nhất là chồng cô Trần còn thường tung con lên cao để bé cười vui và nín khóc. Đồng thời, dạo gần đây cô thấy con có biểu hiện lờ đờ, chậm chạp, tinh thần không được tốt.

Thực tế còn rất nhiều trường hợp tương tự như cô Trần, khi mà cha mẹ không trang bị cho mình đủ kiến thức chăm sóc trẻ nhỏ, vô tình biến những hành động yêu thương, dỗ dành con trở thành tác nhân gây nguy hiểm cho bé. Chính vì vậy, cha mẹ cần tìm hiểu để nắm chắc kiến thức về hội chứng rung lắc ở trẻ để tránh tuyệt đối hành vi rung lắc trong quá trình chăm sóc con.

Hội chứng rung lắc ở trẻ em và những nguy hiểm đối với trẻ

- Hội chứng rung lắc thường xuất hiện ở trẻ em dưới hai tuổi, tập trung ở độ tuổi từ sơ sinh đến 8 tháng. Khi hội chứng rung lắc xuất hiện ở độ tuổi sơ sinh được gọi là hội chứng rung lắc ở trẻ sơ sinh.

Ở độ tuổi này, khối lượng đầu trẻ chiếm tỉ trọng lớn, khoảng 1/4 trọng lượng cơ thể, các cơ cổ còn yếu chưa giữ được sức nặng của đầu. Não bộ trẻ chưa phát triển, xương sọ mềm, màng não mỏng, có khoảng trống giữa não và xương sọ nên khi trẻ bị rung lắc, nhất là khi bị tung hứng, quay tròn mạnh, khối não sẽ di chuyển theo quán tính và va đập vào xương sọ gây tổn thương não nặng nề. Lực va chạm này sẽ đột ngột tăng lên nếu đầu trẻ bị va chạm vào bề mặt cứng.

Hội chứng rung lắc ở trẻ em được so sánh tương tự như người lớn bị T*i n*n chấn thương sọ não.

- Chỉ cần rung lắc trong 5 giây trẻ đã có thể gặp nguy hiểm. Tùy theo tình trạng tổn thương sẽ ảnh hưởng đến trẻ ở các mức độ khác nhau, tuy nhiên phần lớn đều hết sức nặng nề. Nếu nặng trẻ có thể Tu vong do hậu quả của xuất huyết não, tăng áp lực nội sọ thứ phát sau phù não hoặc xé rách mô não. Các di chứng thần kinh do hội chứng rung lắc có thể gặp như bại não, liệt, xuất huyết võng mạc, giảm thị lực, mù, điếc, động kinh, co giật...

Ngay cả tổn thương nhẹ cũng có thể làm trẻ chậm phát triển tinh thần, giảm khả năng học tập, không nói năng được lưu loát, trong đó có một số tổn thương chỉ phát hiện khi trẻ đã lớn, đòi hỏi phải điều trị chuyên sâu, lâu dài.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/con-gai-7-thang-hay-quay-khoc-bong-ngu-li-bi-me-lo-lang-dua-be-di-kham-thi-chet-dieng-khi-biet-nguyen-nhan-20200817135729954.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Khi bế một đứa trẻ bụ bẫm, chập chững biết đi, người lớn, ngoài chuyện cưng nựng chọc cười, có khi còn tung lên cao hay lắc mạnh để bày tỏ tình thương yêu trẻ của mình.
  • Khoa học đang tìm hiểu cơ chế cú sốc điện nhẹ lên não, hướng đi mới nhằm thúc đẩy các hoạt động lên tế bào não, để điều trị chứng tổn thương thần kinh, như bệnh Alzheimer hay Parkinson, hoặc tổn thương não do chấn thương, hay các rối loạn về tâm thần, hành vi, thậm chí cả cho mục đích cai nghiện hút Thu*c hay chống nôn.
  • Chứng tự kỷ (còn gọi là tự bế, tự tỏa) được nhà tâm thần học nổi tiếng Kanner mô tả lần đầu tiên vào năm 1943.
  • Hồi sức tim phổi là một kỹ thuật cứu sinh hữu ích trong nhiều tình huống cấp cứu, bao gồm đau tim hoặc đuối nước, trong đó nạn nhân bị ngừng thở hoặc ngừng tim.
  • Bạn có con nhỏ, hãy cẩn thận khi bế và đùa nựng với trẻ. Nếu bạn có thói quen tung hứng, nựng lắc con khi vui đùa hoặc xốc lắc mạnh…, cần thay đổi ngay vì các động tác quá mạnh đối với trẻ nhỏ có thể gây những hậu quả khôn lường cho sức khỏe và trí tuệ của trẻ.
  • Đột quỵ là một cấp cứu thực sự, cần tìm kiếm sự trợ giúp của y tế ngay lập tức. Điều trị càng sớm thì càng làm giảm thiểu được các tổn thương não, không nên nghe theo lời đồn thổi chữa bệnh truyền miệng.
  • Được người xưng là tài xế chiếc xe khách gây T*i n*n đưa đi cấp cứu, song do chấn thương quá nặng, bé Nguyễn Vi Quỳnh, 16 tháng tuổi, nạn nhân trong vụ xe khách tông 7 xe gắn máy, đã không qua được cơn nguy kịch. Bệnh nhi Tu vong lúc 17h15 tại bệnh viện Nhi Đồng 1.
  • Không chỉ người lớn, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng bị hạ đường huyết. Nếu trẻ bị hạ đường huyết mà không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé...
  • Theo truyền thuyết, xác sống thường được miêu tả là những người bị tổn thương não. Theo đó, cách duy nhất để tiêu diệt một thây ma sống là tấn công vào phần đầu hoặc chặt đầu sinh vật đó.
  • Nhóm chuyên gia ở ĐH Princeton Mỹ (UOP) do TS Samuel Wang đứng đầu đã phát hiện thấy tổn thương tiểu não.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY