Sức khỏe hôm nay

Yêu quá hóa... nguy

Khi bế một đứa trẻ bụ bẫm, chập chững biết đi, người lớn, ngoài chuyện cưng nựng chọc cười, có khi còn tung lên cao hay lắc mạnh để bày tỏ tình thương yêu trẻ của mình.

(SKDS) - Khi bế một đứa trẻ bụ bẫm, chập chững biết đi, người lớn, ngoài chuyện cưng nựng chọc cười, có khi còn tung lên cao hay lắc mạnh để bày tỏ tình thương yêu trẻ của mình. Nhưng, với trẻ nhỏ, điều đó có thể gây những hậu quả khôn lường…

Hội chứng trẻ bị lắc là gì?

Hội chứng trẻ bị lắc (shaken baby syndrome) là một hội chứng tổn thương não ở trẻ em có nguyên nhân do rung lắc, tung hoặc va đập trực tiếp vào đầu trẻ. nguyên nhân thường gặp là do tình trạng lạm dụng trẻ em xuất phát từ cha mẹ, các cô bảo mẫu, người thân rung lắc, tung trẻ quá mạnh để cưng nựng hoặc dỗ dành khi cho trẻ ăn, dọa nạt khi trẻ khóc.

Thuật ngữ “hội chứng trẻ bị lắc” đã được chấp nhận từ cách đây 30 năm và ngày càng được phát hiện thêm nhiều ca lâm sàng ở trẻ do sự phát triển của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh hiện đại. ở mỹ, mỗi năm ước tính có khoảng 1200 - 1400 ca bệnh với tỷ lệ Tu vong khoảng 25%. trên thực tế con số này có thể lớn hơn nhiều do không được phát hiện và triệu chứng ít biểu hiện ở những thể nhẹ. hội chứng này gặp chủ yếu ở trẻ dưới 6 tháng tuổi và giảm dần khi trẻ lớn lên.

Tại sao “lắc” trẻ lại có thể gây tổn thương não?

Ở trẻ em, nhất là trẻ dưới một tuổi, kích thước và trọng lượng hộp sọ tương đối lớn so với cơ thể (bằng khoảng ¼ trọng lượng cơ thể ở trẻ sơ sinh). Tỷ lệ này nhỏ dần khi trẻ lớn lên và ổn định ở tuổi trưởng thành. Khoảng trống giữa não bộ và hộp sọ cũng rộng hơn ở người lớn nhằm đáp ứng được tốc độ phát triển nhanh của não trong những năm đầu sau sinh. Khoảng trống này được lấp đầy bằng dịch não tủy. Nói một cách khác, não bộ như đang “bơi” trong dịch não tủy. Một hệ thống các tĩnh mạch xuyên (tĩnh mạch cầu nối) phong phú nối liền giữa màng cứng (sát mặt trong xương sọ) với màng nuôi trên bề mặt não. Hệ thống xương và các cơ, dây chằng của cổ còn yếu nên chưa chịu được sức nặng của đầu. Như vậy, khi bị rung lắc mạnh, đầu trẻ sẽ bị di chuyển nhiều hơn theo chiều trước sau hoặc hai bên. Do khoảng trống giữa não bộ và hộp sọ lớn, não, não trẻ còn mềm và màng não mỏng, khi di chuyển trong hộp sọ sẽ làm đụng dập, đứt các mạch máu, đặc biệt là các tĩnh mạch xuyên, gây phù não, xuất huyết nội sọ, nhiều trường hợp nặng có thể Tu vong.

Các tổn thương của hội chứng trẻ bị lắc

Các thương tổn do lắc trẻ quá mạnh chủ yếu là ở hộp sọ. Đụng dập não, xuất huyết gây tụ máu ngoài màng cứng, dưới màng cứng, chảy máu khoang dưới nhện hoặc trong nhu mô não.

Các triệu chứng biểu hiện sau khi tổn thương xuất hiện như trẻ quấy khóc, bỏ ăn, nôn, nôn vọt, co giật, lờ đờ, hôn mê. Khám có thể thấy thóp phồng, gáy cứng và các dấu hiệu có tổn thương thần kinh trung ương. Các thương tổn nội sọ nói trên thường được xác định rõ thông qua chụp cắt lớp ở các trẻ em có biểu hiện lâm sàng. Xuất huyết võng mạc là một triệu chứng thường có ở hội chứng trẻ bị lắc. Nguyên nhân là do áp lực nội sọ tăng cao sau thương tổn não cản trở dòng máu tĩnh mạch trở về não. Soi đáy mắt sẽ giúp xác định chẩn đoán. Ngoài ra, khi bị lắc quá mạnh, các đốt sống cổ của trẻ cũng có thể bị tổn thương làm tủy cổ bị chèn ép, đụng dập, phù nề thậm chí bị đứt gây các triệu chứng của tổn thương tủy cổ như mạch chậm, thở yếu hoặc ngừng thở do liệt cơ hô hấp, liệt tứ chi ở các mức độ khác nhau. Tổn thương tủy cổ thường có tỷ lệ Tu vong và gây tàn phế rất cao, kể cả khi được phát hiện và điều trị phẫu thuật.

Bên cạnh các tổn thương cấp tính, các tổn thương mạn tính hoặc các di chứng lâu dài cũng có thể có ở trẻ như chậm phát triển trí tuệ và thể lực, đau đầu, ăn uống kém, xuất hiện các cơn co giật kiểu động kinh… gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và tương lai của trẻ sau này.

Ðiều trị và dự phòng ra sao?

Như vậy, lắc trẻ em có thể gây mù, điếc, liệt chi, tổn thương não không hồi phục và thậm chí Tu vong. tuy nhiên, cách dự phòng lại cũng vô cùng đơn giản. đó là tuyệt đối không bao giờ lắc trẻ, kể cả khi vui đùa hay giận dữ. khi di chuyển trẻ, hãy giữ cổ ở tư thế tương đối cố định ví dụ một tay giữ cố định vùng đầu và cổ trẻ khi bế. không tung trẻ lên cao khi vui đùa với trẻ. các bà mẹ, các cô bảo mẫu, điều dưỡng viên phải được tập huấn về các kỹ năng tối thiểu về chăm sóc trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh để tránh “sai một ly, đi một dặm”.

Tiến sĩ, bác sĩ VŨ ÐỨC ÐỊNH

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-yeu-qua-hoa-nguy-21132.html)

Tin cùng nội dung

  • Viêm ruột hoại tử là một cấp cứu nội khoa và ngoại khoa đường tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh non tháng.
  • Thông thường, trẻ sơ sinh thường rụng rốn khi được 5 đến 7 ngày tuổi. Nếu chăm sóc rốn không tốt, có thể gây nhiễm trùng rốn.
  • Bốn tuần lễ đầu sau sinh là thời gian cần thiết để trẻ thực hiện những biến đổi S*nh l* thích nghi với cuộc sống bên ngoài tử cung.
  • Rốn trẻ sơ sinh thường rụng sau sinh 5-15 ngày (trung bình là 7 ngày). Các trường hợp rốn lâu rụng thường do dùng thường xuyên các chất sát trùng, do mắc một số bệnh ở rốn hoặc do nhiễm khuẩn.
  • Đối với trẻ không nghe được, nếu không can thiệp kịp thời sẽ không nói được (điếc câm), trong khi thực chất bộ phận phát âm hoàn toàn bình thường.
  • Cháu bé Đinh Văn Rể ở tỉnh Quảng Ngãi đã 5 tuổi nhưng chỉ nặng 3 kg và cao 50 cm, yếu ớt chẳng khác trẻ mới sinh ra.
  • Nhóm chuyên gia ở ĐH Princeton Mỹ (UOP) do TS Samuel Wang đứng đầu đã phát hiện thấy tổn thương tiểu não.
  • Thận ứ nước là một tình trạng bệnh lý bẩm sinh gây ra do sự hẹp hay tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY