Sức khỏe hôm nay

Biểu hiện hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh

Không chỉ người lớn, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng bị hạ đường huyết. Nếu trẻ bị hạ đường huyết mà không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé...
Không chỉ người lớn, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng bị hạ đường huyết">hạ đường huyết. Nếu trẻ bị hạ đường huyết">hạ đường huyết mà không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé, đặc biệt có thể gây tổn thương não nếu để tình trạng hạ đường huyết kéo dài. Vì vậy các bậc cha mẹ cần tìm hiểu để phát hiện sớm những dấu hiệu trẻ bị hạ đường huyết để xử lý kịp thời.

Ở trẻ sơ sinh các dấu hiệu hạ đường huyết thường không rõ rệt và không đặc hiệu. Hầu hết các triệu chứng của bệnh xuất hiện trong vòng từ 3-48 giờ sau khi sinh. Cha mẹ có thể dựa vào các đặc điểm sau đây để xác định trẻ có bị hạ đường huyết hay không.

Dấu hiệu đầu tiên là bé run lên nhiều lần trong một khoảng thời gian ngắn, thân nhiệt giảm xuống nhanh, da dẻ nhợt nhạt, lạnh có thể tím tái, giảm trương lực cơ toàn thân. Ở bé sơ sinh bị hạ đường huyết còn có các biểu hiện nghiêm trọng như: nhịp thở nhanh, thở gấp, mạnh. Đôi khi bé cũng có thể bị ngừng thở trong khoảng một thời gian ngắn. Trường hợp bệnh nặng bé có thể bị co giật mạnh rồi chìm vào trạng thái vô ý thức, hôn mê li bì... Ở bệnh viện, thường có thể xác định bé có mắc bệnh hạ đường huyết hay không phải nhờ sự hỗ trợ chẩn đoán của các phương tiện máy móc hiện đại.

Đối với những trẻ đẻ non 35-36 tuần hoặc đẻ đủ tháng, các bà mẹ cần cho con bú sớm ngay sau khi đẻ. Nếu trẻ không bú được cần được bác sĩ chăm sóc bằng việc truyền dung dịch đường (glucose 10%: 6-8mg/kg/phút).

Đối với trẻ lớn, khi phát hiện dấu hiệu trẻ bị hạ đường huyết, cha mẹ cần cho con ăn ngay, các loại thức ăn như bột, cháo, sữa...Những ngày sau, nên cho trẻ ăn nhiều bữa, chia đều khoảng thời gian trong ngày để cho trẻ ăn.

Trường hợp trẻ đẻ non hoặc bệnh nặng bắt đầu truyền dung dịch đường (glucose 10%: 6-8mg/kg/phút). Những trẻ có biểu hiện hạ đường huyết cần tiêm tĩnh mạch glucose 10% (2-3ml/kg glucose 10% trong vòng 1-2 phút). Khi cần có thể tiêm nhắc lại. Sau đó, tiếp tục duy trì truyền dung dịch glucose (10% từ 6-8mg/kg/phút) cho đến khi đường huyết trở về bình thường và ổn định. Có thể phải tăng nồng độ glucose hoặc liều lượng để đảm bảo đường máu bình thường. Để theo dõi sức khỏe của bé, bạn nên trang bị những dụng cụ cần thiết như máy đo đường huyết, máy đo huyết áp, nhiệt kế điện tử...

Mời độc giả đón đọc phần 2:"hạ đường huyếtvào lúc 19h ngày 19/8/2015

BS.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-bieu-hien-ha-duong-huyet-o-tre-so-sinh-16091.html)

Tin cùng nội dung

  • Phụ nữ hiện đại luôn phải đối mặt với áp lực, tâm lý nên dẫn đến tâm trạng không tốt. Tâm trạng buồn chán, chán nản và có biểu hiện như thế nào mới được phán đoán là trầm cảm.
  • Thận ứ nước là một tình trạng bệnh lý bẩm sinh gây ra do sự hẹp hay tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.
  • Có rất nhiều người cho rằng thận hư chỉ có ở đàn ông nhưng theo các nghiên cứu cho thấy phụ nữ mắc chứng thận hư ngày càng tăng.
  • Ở một người khỏe mạnh, nước tiểu thường trong hoặc có màu hơi vàng nhạt. Vậy khi nước tiểu có màu đục là biểu hiện của bệnh gì?
  • Ho ban đêm do rất nhiều nguyên nhân: do các bệnh về đường hô hấp, bệnh tim, trào ngược dạ dày thực quản, cũng có khi là do nhiễm giun còn gọi hội chứng ho ngang.
  • Mách mẹ những cách tham chiếu để biết con mình khi 0-12 tháng có thông minh, phát triển não bộ tốt hay không.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Hạ đường huyết thường liên quan đến việc điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, một số tình trạng bệnh khác có thể gây hạ đường huyết.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.